Trường Đại học Duy Tân
Khoa Lý luận chính trị
Bạn đang xem: NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NNLCBCN MÁC-LÊNIN2 (HỆ ĐÀO TẠO TỪ XA) – Giảng dạy – Học tập – Khoa lý luận chính trị – Đại học Duy Tân
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 2
(HỆ ĐÀO TẠO TỪ XA- NĂM HỌC 2020 -2021)
A. Mục đích
Giúp cho sinh viên nắm được nội dung cơ bản của môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin2, làm cơ sở để thi kết thúc học phần và vận dụng có hiệu quả các kiến thức vào học các môn chuyên ngành.
B. Yêu cầu
– Đề cương ôn tập có 2 chương dùng cho sinh viên ôn tập và là cơ sở cho giảng viên phụ đạo hướng dẫn ôn tập cho sinh viên.
– Sinh viên phải đi nghe giảng đầy đủ nội dung hướng dẫn ôn tập của giảng viên, đồng thời chủ động ôn tập theo những nội dung trong đề cương ôn tập.
– Thời gian hướng dẫn ôn tập là 8 giờ
C. Nội dung:
Chương IV: Học thuyết giá trị
Chương V: Học thuyết giá trị thặng dư
PHẦN 1: NỘI DUNG ÔN TẬP CHI TIẾT
Chương IV: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
1. Điều kiện ra đời và ưu thế và hạn chế sản xuất hàng hóa
1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
v Khái niệm sản xuất hàng hoá
– Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế, trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm để trao dổi hoặc bán trên thị trường.
– Sản xuất tự cung tự cấp: là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm tạo ra nhằm để thoã mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất.
Khác nhau giữa kinh tế hàng hoá và sản xuất tự cấp tự túc
Khác nhau
Kinh tế
Hàng hoá
Kinh tế tự cung tự cấp
– Mục đích sản xuất
Trao đổi, mua bán
Tiêu dùng bản thân người sản xuất
– Phương thức sản xuất
hiện đại
thủ công lạc hậu
– Quy mô sản xuất
lớn
nhỏ
a. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá.
– Phân công lao động xã hội:
+ Là sự phân chia lao động xã hội ra các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất khác nhau tạo nên sự chuyên môn hoá lao động và theo đó là chuyên môn hoá sản xuất thành những ngành nghề khác nhau.
+ Do sự phân công lao động mà mỗi người tạo ra những hàng hoá khác nhau trong khi nhu cầu xã hội cần nhiều thứ nên tất yếu dẫn đến trao đổi, mua bán hàng hoá để thoã mãn nhu cầu.
– Sự tách biệt tương đối về mặc kinh tế giữa những người sản xuất do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định.
b. Ưu thế của sản xuất hàng hóa so với sản xuất tự cung tự cấp
– Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, chuyên môn hóa, hợp lý hóa sản xuất, phát hy lợi thế so sánh giữa các vùng miền, tăng năng suất lao động,mở rộng giao lưu knh tế- văn hóa trong nước và quốc tế
– Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tiết kiệm lao động sống, lao đọng quá khứ, hàng hóa càng phong phú đa dạng…
– Tạo sự thích ứng tự phát giữa cung và cầu
c. Hạn chế của sản xuất hàng hóa
– Phân hóa giàu nghèo
– Cạnh tranh không lành mạnh, tiêu cực tệ nạn xã hội…
– Làm tiền bất chính, suy thoái đạo đức…
2. Hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá.
a. Khái niệm hàng hoá.
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoã mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
b. Hai thuộc tính của hàng hoá.
* Giá trị sử dụng.
– Là công dụng của vật phẩm đó có thể thoã mãn nhu cầu nào đó của con người.
Ví dụ: thoã mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng
Sách báo giải trí
– Giá trị sử dụng do những thuộc tính tự nhiên của vật phẩm quy định, không lệ thuộc vào chế độ xã hội. Khi xã hội càng phát triển thì xã hội càng tìm ra càng nhiều giá trị sử dụng cho cùng một vật phẩm. ( than đá dùng đun nấu, nhưng khi xã hội phát triển than đá còn dùng trong công nghiệp hoá chất)
– Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.
– Trong nền kinh tế hàng hoá giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi.
– Đối với hàng hoá dịch vụ thì giá trị sử dụng của nó có đặc điểm là không có hình thái vật thể quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời do đó nó không tích luỹ hay dự trữ.
h Giá trị hàng hoá.
Muốn hiểu được giá trị là gì cần phân tích giá trị trao đổi.
Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác.
Ví dụ:1 Cái rừu = 20 kg gạo
Hàng hoá gạo và rừu khác nhau nhưng có thể trao đổi với nhau được vì giữa chúng có một cơ sở chung- rừu và gạo đều là sản phẩm của lao động. Trong quá trình sản xuất hàng hoá người lao động phải tiêu phí sức lao động của mình. Người thợ rèn mất 5giờ lao động để sản xuất ra rừu và người nông dân mất 5giờ lao động để sản xuất ra gạo. Vì vậy, thực chất của sự trao đổi là trao đổi lao động đã hao phí.
Vậy giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá.
Đặc điểm:
– Giá trị của hàng hoá biểu hiện mối quan hệ xã hội của những người sản xuất hang hoá. Vì thế giá trị hàng hoá là một phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hoá.
– Giá trị là nội dung của hàng hoá còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bề ngoài của giá trị. Cái bề ngoài có thể thay đổi còn bên trong không thể thay đổi.
Xem thêm : Nguyễn Thúc Thùy Tiên bao nhiêu cân chi tiết
c. Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng.
– Giá trị và giá trị sử dụng thống nhất trong một hàng hoá, nhưng nó lại phản ánh mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong xã hội. Người sản xuất quan tâm đến giá trị, người tiêu dùng quan tâm đến giá trị sử dụng.
– Giá trị và giá trị sử dụng là hai thuộc tính của hàng hoá được tạo ra trong sản xuất, nhưng khi thực hiện thì khác nhau về không gian và thời gian.
+ Giá trị được tạo ra trong sản xuất nhưng thực hiện trên thị trường.
+ Giá trị sử dụng được tạo ra trong sản xuất nhưng thực hiện trong tiêu dùng.
3. Các quy luật kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa
a. Quy luật giá trị
òVị trí: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
òNội dung của quy luật: việc sản xuất và lưu thông hàng hoá phải thực hiện hao phí lao động xã hội cần thiết . Người sản xuất và trao đổi phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường.
+ Đối với người sản xuất: hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hoá phải nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.
+ Đối với lưu thông: Quy luật giá trị đòi hỏi việc trao đổi hàng hoá cũng dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết theo nguyên tắt ngang giá.
Cơ chế tác động của quy luật giá trị là thông qua sự vận động của giá cả trên thị trường, giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị. Cơ chế này phát sinh tác dụng trên thị trường thông qua cạnh tranh và sức mua của đồng tiền.
ò Tác dụng của quy luật giá trị.
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
– Thông qua sự vận động của giá cả trên thị trường. Quy luật giá trị có tác dụng phân bố lại tư liệu sản xuất và sức lao động giữa các ngành theo xu hướng phù hợp với nhu cầu của xã hội.
+ Đối với những ngành có cung lớn hơn cầu thì giá cả giảm do đó những người sản xuất sẽ giảm mức sản xuất.
+ Đối với những ngành có lượng cung nhỏ hơn cầu thì giá cả tăng nên người sản xuất tăng mức sản xuất.
– Đối với lưu thông, quy luật giá trị có tác dụng điều tiết lượng hàng hoá vận động từ nơi có giá cả thấp sang nơi có giá cả cao, từ nơi có cung lớn hơn cầu sang nơi có cung nhỏ hơn cầu.
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng xuất lao động.
– Trong kinh tế hàng hoá, người sản xuất nào có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội thì càng có lợi. Muốn vậy họ phải tăng năng xuất lao động trên cơ sở áp dụng kỹ thuật mới và hợp lý hoá sản xuất.
– Dưới sự tác động của cạnh tranh cũng thúc đẩy người sản xuất phải quan tâm đến cải tiến kỹ thuật và kết quả chung là nó thúc đẩy LLSX phát triển.
Thứ ba, thực hiện lựa chọn tự nhiên và phân hoá giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá .
b. Quy luật lưu thông tiền tệ
– Quy luật lưu thông tiền tệ phản ánh mối quan hệ giữa hàng và tiền
– Về chất: Lưu thông tiền tệ là phản ánh lưu thông hàng hóa, do lưu thông hàng hóa quyết định. Hàng và tiền phải cân đối với nhau
H> T kinh tế sẽ suy thoái
H
– Về lượng:
+ Khối lượng tiền làm chức năng phương tiện lưu thông được tính bằng công thức: M= P.Q/V
Sinh viên nghiên cứu phần vận dụng (Lạm phát, nguyên nhân, giải pháp phòng chống lạm phát)
Chương V: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
I. QÚA TRÌNH SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
1. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư là bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài gía trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không
Nguồn gốc của giá trị thặng dư: do v tạo ra( do công nhân tạo ra) còn C là điều kiện chứ không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư.
2. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch
v Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
Là giá trị thặng dư được tạo ra do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng xuất lao động xã hội, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
– Vấp phải giới hạn sinh lý cuả công nhân, không có thời gian phục hồi lại thể lực
– Đối phó với cuộc đấu tranh đòi giảm giờ làm của công nhân.
Ngày nay vẫn còn hình thức giá trị thặng dư tuyệt đối. Vì cường độ làm việc trí lực của công nhân rất cao.
v. Giá trị thặng dư tương đối.
Là giá trị thặng dư thu đựơc do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi.
LĐ thặng dư : giả định ngày lao động không thay đổi( 8 giờ) nhưng bây giờ công nhân chỉ cần 3 giờ lao động tất yếu tạo ra giá trị mới bằng giá trị sức lao động của mình. 5 giờ còn lại sẽ tạo ra GTTD cho nhà TB.
m/ = 5/3×100% = 166%
Như vậy m thu được do giảm thời gian lao động tất yếu( giảm giá trị SLĐ) bằng cách tăng NSLĐ. Muốn hạ thấp giá trị sức lao động để rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải dựa trên tăng năng xuất lao động xã hội trước hết trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng.
b.Giá trị thặng dư siêu ngạch
Trong cạnh tranh các nhà tư bản nhờ tăng năng xuất lao động cá biệt mà hao phí lao động cá biệt của hàng hoá thấp hơn hao phí lao động xã hội và bán hàng hoá lớn hơn hoặc bằng giá trị xã hội của chúng thì sẽ thu được giá trị thặng dư siêu ngạch.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó.
So sánh
Giống nhau: đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động
Khác nha:
+ m tương đối : do toàn bộ giai cấp các nhà TB thu được do tăng năng suất LĐ ( toàn bộ giai cấp TB bóc lột giai cấp công nhân)
+ m siêu ngạch: chỉ do một số nhà TB có kỹ thuật tiên tiến thu được nhờ tăng NSLĐ cá biệt ( mối quan hệ cạch tranh giữa những nhà TB với nhau)
II.CÁC HÌNH THÁI CỦA TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA TRỊ THẶNG DƯ.
1/ Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận ,tỷ suất lợi nhuận.
a/ Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.
– Chi phí thực tế xã hội để tạo ra giá trị của hàng hóa bao gồm lao động quá khứ, lao động vật hóa Mác ký hiệu là C, và lao động sống, tức là lao động tạo ra giá trị mới , Mác ký hiệu là V + m .
Ký hiệu giá trị hàng hóa là W : W = C+V+m.
– Chi phí sản xuất tư bản là chi phí mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa.
– So sánh chi phí xã hội và chi phí tư bản
Chi phí xã hội để tạo ra giá trị hàng hóa C+V+m
Chi phí tư bản C+V ký hiệu là K .
So sánh ( C +V) chi phí tư bản
b/ Lợi nhuận ( ký hiệu là p)
Vậy lợi nhuận là gì? Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí
DT – CP = P
Doanh thu = C + V + m và chi phí = k = C+ V.
Xem thêm : Bài 19 Sinh 10 VUIHOC: Quá trình giảm phân – trọn bộ lý thuyết và bài tập
= C+V+m – (C+V) = m = p
Quan hệ giữa m và p; về chất m là nguồn gốc của p, m lớn thì p lớn, m nhỏ thì p nhỏ, không có m thì không có p .Về lượng m và p không trùng khớp với nhau, do tác động của cung cầu và cạnh tranh, nhưng tổng m bằng tổng p cụ thể như sau:
Khi cung > cầu thì giá cả p
Khi cung giá trị suy ra m
Khi cung = cầu thì giá cả = giá trị suy ra m= p
Tổng m= tổng p
Vậy giữa P( lợi nhuận) và m (giá trị thặng dư) có gì giống nhau và khác nhau?
Giống nhau: cả P và m đều có cùng nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân.
Khác nhau: Phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chất của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân.
Phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư, là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư, là sự thực hiện giá trị thặng dư trên thị trường.
c. Tỷ suất lợi nhuận
Các nhà tư bản không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn đặc biệt quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và chi phí tư bản
m p
p’ = – x 100% = -x100%
C+ V K
– Về lượng : P/
– Về chất : m/ phản ánh trình độ bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê
P/ phản ánh sai lệch bản chất của m/, chỉ nói lên mức danh lợi của tư bản đầu tư, và khu vực đầu tư có lợi.( đầu tư vào nơi có chi phí thấp thu được lợi nhuận cao)
d. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận.
-Tỷ suất giá trị thặng dư tỷ lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận
-Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi,cấu tạo hữu cơ càng cao lợi nhuận càng thấp, và ngược lại.
– Tốc độ chu chuyển của tư bản càng nhanh, khối lượng giá trị thặng dư càng lớn, do đó tỷ suất lợi nhuận càng cao.
-Tiết kiệm tư bản bất biến càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận càng cao.
2. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
a. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường.
– Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại hàng hoá để thu lợi nhuận siêu ngạch.
– Cạnh tranh trong nội bộ ngành dựa trên sự khác nhau giữa các xí nghiệp là kỹ thuật công nghệ, cách tổ chức sản xuất, quy mô sản xuất, tay nghề công nhân… kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là hình thành giá trị thị trường của hàng hoá.
Phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong một khu vực nào đó ( dựa vào thời gian lao động xã hội cần thiết). Mặc khác phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện trung bình của một khu vực nào đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng sản phẩm của khu vực này
b. Cạnh tranh gữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh của các nhà tư bản trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi.
Ngành
Chi phí
sản xuất
m/ (%)
Khối lượng (m)
p/ (%)
Ngành cơ khí
c/v =4/1
80c + 20v
100
20
20
Ngành dệt
c/v=7/3
70c + 30v
100
30
30
Ngành da
c/v=3/2
60c + 40v
100
40
40
Biện pháp: tự do di chuyển Tb từ ngành này sang ngành khác để tìm lợi nhuận cao
Điều kiện : + Tốc độ chu chuyển tư bản trong các ngành như nhau
+ Tư bản ứng trước trong đó có tư bản cố định chuyển hết giá trị vào sản phẩm
Kết quả cạnh tranh giữa các ngành hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đầu tư vào các ngành sản xuất tư bản chủ nghĩa.
· Lợi nhuận bình quân.
Do cạnh tranh nên hình thành lợi nhuận bình quân. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa có hai xu hướng trái ngược nhau đó là :ở các nghành kinh tế có lợi nhuận cao khi cung > cầu có xu hướng giảm dần lợi nhuận và ngược lại các ngành có lợi nhuân thấp khi cung
Là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản ngang nhau, dù đầu tư vào bất kỳ ngành nào.
P = P/ x K
P/ = 30% x 100 = 30
– Đây là biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong điều kiện có tự do cạnh tranh trong chủ nghĩa tư bản.
– Sự hình thành lợi nhuận bình quân đã che dấu quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa.
–
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp