Đường kích thước được vẽ bằng gì?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Đường kích thước được vẽ bằng gì?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Công nghệ 11 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Đường kích thước được vẽ bằng gì?

A. Nét liền đậm, vuông góc với phần tử ghi kích thước.

B. Nét liền đậm, song song với phần tử ghi kích thước.

C. Nét liền mảnh, song song với phần tử ghi kích thước.

D. Nét liền mảnh, vuông góc với phần tử ghi kích thước.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Nét liền mảnh, song song với phần tử ghi kích thước.

Giải thích: Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử ghi kích thước.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về bản vẽ kĩ thuật nhé!

Kiến thức tham khảo về bản vẽ kĩ thuật.

1. Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật

– Bản vẽ kĩ thuật (bản vẽ) trình bày các thông tin kĩ thuật dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.

– Mỗi lĩnh vực kĩ thuật có loại bản vẽ của ngành mình, trong đó có hai loại bản vẽ kĩ thuật thuộc hai lĩnh vực quan trọng là:

+ Bản vẽ cơ khí dùng trong ngành chế tạo máy và thiết bị.

+ Bản vẽ xây dựng dùng trong ngành kiến trúc và xây dựng.

2. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

a) Khổ giấy

– Có 05 loại khổ giấy, kích thước như sau:

A0: 1189 x 841(mm)

A1: 841 x 594 (mm)

A2: 594 x 420 (mm)

A3: 420 x 297 (mm)

A4: 297 x 210 (mm)

– Quy định khổ giấy để thống nhất quản lí và tiết kiệm trong sản xuất.

– Các khổ giấy chính được lập ra từ khổ giấy A0.

– Mỗi bản vẽ đều có khung vẽ và khung tên. Khung tên được đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ.

b) Tỷ lệ

– Tỷ lệ là tỷ số giữ kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng đo được trên vật thể đó.

– Có 03 loại tỷ lệ:

+ Tỷ lệ 1:1 – tỷ lệ nguyên hình

+ Tỷ lệ 1:X – tỷ lệ thu nhỏ

+ Tỷ lệ X:1 – tỷ lệ phóng to

c) Nét vẽ

– Các loại nét vẽ

+ Nét liền đậm:

A1: đường bao thấy

A2: Cạnh thấy

+ Nét liền mảnh:

B1: đường kích thước

B2: đường gióng

B3: đướng gạch gạch trên mặt cắt

+ Nét lượn sóng:

C1: đường giới hạn một phần hình cắt

+ Nét đứt mảnh:

F1: đường bao khuất, cạnh khuất

+ Nét gạch chấm mảnh:

G1: đường tâm

G2: đường trục đối xứng

– Chiều rộng nét vẽ

0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,4 và 2mm. Thường lấy chiều rộng nét đậm bằng 0,5mm và nét mảnh bằng 0,25mm.

d) Chữ viết

– Khổ chữ

+ Khổ chữ: (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm. Có các khổ chữ: 1,8; 2,5; 14; 20 mm

+ Chiều rộng: (d) của nét chữ thường lấy bằng 1/10h

– Kiểu chữ

+ Thường dùng kiểu chữ đứng hoặc nghiêng 75°

e) Ghi kích thước

– Đường kích thước

Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước.

– Đường gióng kích thước

Vẽ bằng nét liền mảnh thường kẻ vuông góc với đường kích thước, vượt quá đường kích thước một đoạn ngắn.

– Chữ số kích thước

Chỉ trị số kích thước thực (khoảng sáu lần chiều rộng nét).

– Ký hiệu: Ø, R

3. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất

a) Đối với sản xuất

Trong sản xuất, muốn làm ra một sản phẩm nào đó, trước hết người thiết kế phải diễn tả chínhxác hình dạng và kết cấu của sản phẩm, phải nêu đầy đủ các thông tin cần thiết khác như kíchthước, yêu cầu kĩ thuật, vật liệu .. Các nội dung này được trình bày theo các quy tắc thống nhấtbằng bản vẽ kĩ thuật. Sau đó người công nhân căn cứ theo bản vẽ để tiến hành chế tạo, lắp ráp,thi công.

– Các kĩ sư đang dùng bản vẽ kĩ thuật để trao đổi ý kiến với nhau.

– Các nhân viên đang lập bản vẽ kĩ thuật của sản phẩm.

– Các công nhân đang căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật đề thi công công trình.

b) Đối với đời sống

Trong đời sống, để người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm do con người làm ra: đồ dùng điện tử,các loại máy, phương tiện đi lại một cách hiệu quả và an toàn, mỗi chiếc máy hoặc thiết bị phải kèm theo bản chỉ dẫn bằng lời và hình (bản vẽ, sơ đồ …).

c) Trong các lĩnh vực kĩ thuật

– Bản vẽ kĩ thuật liên quan đến nhiều ngành kỹ thuật khác nhau, mỗi lĩnh vực lại có một loại bản vẽ riêng.

– Các bản vẽ kĩ thuật được vẽ bằng tay, dụng cụ vẽ hoặc bằng máy tính điện tử.

– Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất, đời sống và tạo điều kiện học tốt các môn khoa học – kĩ thuật khác.