Sổ hộ khẩu photo công chứng có đăng ký kết hôn được không ?

Sổ hộ khẩu là loại giấy tờ quan trọng và cần thiết để công dân thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự như: Thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân; chuyển nhượng quyền sử dụng đất; mua bán nhà; ký hợp đồng thế chấp/vay ngân hàng… Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến sổ hộ khẩu photo công chứng có đăng ký kết hôn được không ?

Sổ hộ khẩu photo công chứng đăng ký kết hôn

Căn cứ pháp lý

Luật cư trú năm 2020

Luật công chứng năm 2014

1. Sổ Hộ khẩu là gì ?

Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lý việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lý kinh tế của đất nước.

Cơ quan Công an là bộ phận cấp sổ hộ khẩu. Khi có sự thay đổi chỗ ở, nhân sự hay các vấn đề liên quan đến quyền lợi như phân chia ruộng đất, nhà ở, việc làm, giấy tờ… công dân phải tiến hành thay đổi hộ khẩu. Các thủ tục có thể bao gồm: Tách, nhập, khai báo tạm trú, tạm vắng…

2. Cách photo công chứng sổ hộ khẩu hiện nay.

Thành phần hồ sơ:

  • Bản chính Sổ hộ khẩu;
  • Bản sao (bản photo) Sổ hộ khẩu.

Lưu ý: Người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính Sổ hộ khẩu; không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính Sổ hộ khẩu thuộc các trường hợp sau:

  • Bản chính Sổ hộ khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
  • Bản chính Sổ hộ khẩu bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ:

Người yêu cầu chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nêu trên đến một trong bốn nơi sau đây để thực hiện việc chứng thực Sổ hộ khẩu:

  • Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; hoặc
  • Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; hoặc
  • Cơ quan đại diện; hoặc
  • Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

Bước 2: Kiểm tra và thực hiện chứng thực Sổ hộ khẩu:

Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính Sổ hộ khẩu thì thực hiện chứng thực như sau:

  • Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;
  • Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
  • Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính Sổ hộ khẩu hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính Sổ hộ khẩu trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.

Nếu phát hiện bản chính thuộc trường hợp:

(1) Bản chính Sổ hộ khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ hoặc

(2) Bản chính Sổ hộ khẩu bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung thì cơ quan thực hiện chứng thực từ chối tiếp nhận hồ sơ.

3. Công chứng sổ hộ khẩu ở đâu ?

Sổ hộ khẩu là một cuốn sổ nhỏ thường có màu đỏ. Đây hình thức quản lý nhân khẩu của nhà nước; được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú.

Cơ quan có thẩm quyền công chứng bản sao từ bản chính; được quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Do có nhiều nhu cầu khác nhau mà cần đến bản sao có công chứng của sổ hộ khẩu. Vì vậy các chủ thể có thể đến các cơ quan có thẩm quyền sau đây:

Phòng tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố

Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định Phòng tư pháp có thẩm quyền và trách nhiệm công chứng; chứng thực các giấy tờ sau:

  • Công chứng bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan; tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan; tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
  • Công chứng chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
  • Công chứng chữ ký của người dịch trong các giấy tờ; văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
  • Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
  • Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Trong đó, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện công chứng các giấy tờ trên; đồng thời ký và đóng dấu của Phòng tư pháp.

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP; Uỷ ban nhân cấp xã có thẩm quyền và trách nhiệm công chứng các giấy tờ sau:

  • Công chứng bản sao từ bản chính các giấy tờ; văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
  • Công chứng chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
  • Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
  • Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
  • Công chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
  • Công chứng di chúc;
  • Công chứng văn bản từ chối nhận di sản;
  • Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản theo quy định của pháp luật.

4. Điều kiện đăng ký kết hôn.

Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Có thể thấy, khi nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi trở lên thì cả nam và nữ đều là người thành niên, có đầy đủ năng lực dân sự, tự chịu trách nhiệm với các quy định của mình đồng thời cũng có đủ khả năng để chăm sóc, nuôi nấng gia đình, con cái.

  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (theo Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, được Tòa án ra quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Do đó, khi việc đăng ký kết hôn cần phải dựa vào ý chí của hai người nam, nữ, do hai người tự nguyện, tự thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền, đủ độ tuổi quy định thì không thể bị mất năng lực hành vi dân sự.

  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Các trường hợp cấm kết hôn bao gồm:

– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo. Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

Kết hôn giả tạo là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Nếu vi phạm, theo điểm d khoản 2 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.

– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.

Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn. Nam nữ chỉ được kết hôn nếu đáp ứng điều kiện về tuổi. Do đó, nếu nam, nữ tảo hôn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.

Đây là hai trong những hành vi bị cấm trong việc đăng ký kết hôn tại Điều 5 Luật HN&GĐ. Do đó, điểm c khoản 2 Điều 59 Nghị định 82 quy định phạt tiền người vi phạm từ 10 – 20 triệu đồng.

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

  • Nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng tính

Hôn nhân giữa những người cùng giới tính hay còn gọi là hôn nhân đồng giới. Trước đây, tại Luật HN&GĐ năm 2000, Nhà nước nghiêm cấm kết hôn đồng giới. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 8 Luật năm 2014 quy định này đã thay đổi:

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

Đây có thể coi là một trong những tiến bộ không hề nhỏ với những người đồng tính. Theo quy định này, những người cùng giới tính có thể sống chung với nhau nhưng không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ quan hệ hôn nhân, gia đình.

5. Đăng ký kết hôn có cần sổ hộ khẩu không ?

Theo quy định tại Luật Hộ tịch 2014 và Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cũng như Quyết định 1872/QĐ-BTP ngày 04/9/2020 về công bố TTHC sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch, thì hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm:

Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định (lưu ý: cả hai phải có mặt khi đăng ký kết hôn);

Xuất trình: Hộ chiếu hoặc CMND hoặc thẻ CCCD hoặc các loại giấy tờ khác có dán ảnh, thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh nhân thân của cả hai (còn thời hạn sử dụng);

Xuất trình: giấy tờ chứng minh nơi cư trú nhằm xác định thẩm quyền (trong giai đoạn chuyển tiếp);

Bản chính giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã cấp trong trường hợp người đăng ký không đăng ký thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký.

Theo như các thông tin đã đề cập ở trên thì sổ hộ khẩu không bắt buộc đối với thủ tục đăng ký kết hôn nếu người đăng ký có các giấy tờ khác chứng minh được nơi cư trú của mình.

Tuy nhiên, do việc còn hiệu lực sử dụng của sổ hộ khẩu đến hết ngày 31/12/2022 thì đối với những người đăng ký kết hôn mà còn có sổ hộ khẩu nên mang sổ hộ khẩu đi để chứng minh nơi cư trú.

Trường hợp người đăng ký đã bị thu hồi sổ hộ khẩu hoặc sau khi đăng ký thường trú nhưng không được cấp mới sổ hộ khẩu thì có thể sử dụng thông tin trên Cơ sở dữ liệu về cư trú (liên kết với Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia) khi đã được cập nhật các thông tin về đăng ký cư trú.

6. Hộ khẩu photo có làm giấy đăng ký kết hôn được không ?

Điều 18 Luật hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký kết hôn. Khi đăng ký kết hôn cần những giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu)

– Xuất trình Giấy chứng minh thư nhân dân

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân của Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú đối với người không đăng ký kết hôn tại nơi người đó đang cư trú.

– Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.

Như vậy, pháp luật không quy định phải xuất trình Sổ hộ khẩu khi đăng ký kết kết hôn. Do đó, không nhất thiết phải có Sổ hộ khẩu mới được đăng ký kết hôn.

Nếu cán bộ tư pháp biết rõ về người đăng ký hôn thì không nhất thiết phải có sổ hộ khẩu, chỉ cần có chứng minh nhân dân. Nếu buộc phải xuất trình sổ hộ khẩu thì bạn cần gửi đơn đề nghị xác nhận về hộ khẩu đến cơ quan công an cấp xã nơi bạn đăng ký thường trú và có thể sử dụng sổ hộ khẩu bản sao chứng thực để đăng ký kết hôn.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Sổ hộ khẩu photo công chứng có đăng ký kết hôn được không ?”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.