Mẫu đơn xác nhận hạnh kiểm để làm hồ sơ đi làm mới nhất 2024?
Đơn xác nhận hạnh kiểm là văn bản chứng minh về nhân thân của một người, xác nhận cá nhân không vi phạm pháp luật, không có tiền án tiền sự, không vi phạm trật tự công cộng tại địa phương nơi cư trú.
Hiện nay, pháp luật không có quy định về Đơn xác nhận hạnh kiểm tuy nhiên ở một số địa phương vẫn cấp giấy này.
Bạn đang xem: Mẫu đơn xác nhận hạnh kiểm để làm hồ sơ đi làm mới nhất 2024?
Đơn xác nhận hạnh kiểm do cơ quan công an địa phương nơi thường trú hoặc tạm trú cấp. Trong trường hợp công an ở địa phương từ chối cấp thì sẽ cần phải xin phiếu lý lịch tư pháp để thay thế.
Tải Mẫu đơn xác nhận hạnh kiểm để làm hồ sơ đi làm mới nhất 2024: Tại đây
Mẫu đơn xác nhận hạnh kiểm để làm hồ sơ đi làm mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Cá nhân có thể xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp ở đâu?
Nơi cá nhân có thể xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định tại Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009, khoản 4 Điều 37 Luật Cư trú 2020 như sau:
“Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1
1. Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và kèm theo các giấy tờ sau đây:
Xem thêm : Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hiện nay
a) Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
2. Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây:
a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;
b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
3. Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.
4. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ cơ quan, tổ chức, mục đích sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp và thông tin về người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này.
5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.”
Đồng thời theo khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định như sau:
“Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2
…
2. Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này; trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.”
Theo quy định trên, cá nhân có thể xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp ở các cơ quan sau:
– Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú. Trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.
– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp 2009, thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp được xác định như sau:
(1) Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.
(2) Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày.
(3) Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp