Quy định pháp luật về tội lừa đảo
Lừa đảo được hiểu là hành vi tạo lòng tin lên người khác nhằm mục đích thu lợi bất chính; trái với pháp luật, gây thiệt hại đến tài sản của người khác. Chủ yếu là những hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản vốn không thuộc về mình; và sử dụng một cách bất hợp pháp.
Hành vi lừa đảo hiện nay vô cùng tinh vi và đa dạng hóa. Lừa đảo có thể thấy phổ biến như lừa đảo qua điện thoại; giả danh những người có chức quyền thu lợi từ người dân, những người nhẹ dạ cả tin. Cũng có thể là giả dạng doanh nghiệp bán hàng giả, hàng nháy cho khách hàng… và những hành vi này chung quy đều mang đến thiệt hại cho người bị hại; thu được lợi ích bất chính.
Bạn đang xem: Nộp đơn tố cáo lừa đảo ở đâu theo quy định?
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định trong Bộ luật Hình sự. Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác; trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng; nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều; 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;”
Đây là các khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ngoài các khung hình phạt bị phạt tù ra thì người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung; bao gồm phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề từ 1 – 5 năm; hoặc cũng có thể bị tịch thu tài sản tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Nộp đơn tố cáo lừa đảo ở đâu?
Xem thêm : Bác sĩ da liễu học bao nhiêu năm? Thời gian cấp chứng chỉ hành nghề
Những cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận; và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự bao gồm: Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Đây là 2 cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, và có thẩm quyền kiến nghị khởi tố vụ án hình sự nếu có dấu hiệu của tội phạm.
Thủ tục trình báo khi bị lừa đảo
Bước 1: Thu thập chứng cứ bị lừa đảo, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết
– Giấy tờ tùy thân của người bị hại như chứng minh thư; căn cước công dân, căn cước công dân có mã vạch
– Sổ hộ khẩu có tên người bị hại
– Những bằng chứng kèm theo chứng minh về hành vi lừa đảo; cũng như xác định mức độ chính xác của vụ việc
– Những giấy tờ này cần photo công chứng và mang theo bảng gốc để đối chiếu khi cần thiết.
Bước 2: Tố cáo, trình báo đến cơ quan Công an theo đúng thẩm quyền
Liên hệ trực tiếp, hoặc liên hệ qua điện thoại; hoặc liên hệ qua email của cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác tội phạm; và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự. (tin tố giáo có thể là lời nói, hoặc bằng văn bản: Mẫu đơn trình báo lừa đảo).
Bước 3: Công an xác minh thông tin, chứng cứ vụ việc
Khi trình báo công an khi bị lừa đảo thì phải cung cấp các bằng chứng; cũng như thông tin của đối tượng lừa đảo; để cơ quan chức năng có căn cứ tiếp nhận, xác minh vụ việc.
Tiếp theo, cơ quan chức năng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát) sẽ xem xét; đánh giá chứng cứ để xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm; nếu có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan chức năng sẽ kiến nghị khởi tố vụ án; sau đó cơ quan điều tra sẽ vào cuộc để điều tra vụ án.
Bước 4: Công an điều tra vụ án lừa đảo
Trong quá trình điều tra, nếu xét thấy cần thiết; thì cơ quan điều tra sẽ thực hiện lệnh bắt giữ người khẩn cấp để ngăn chặn việc tội phạm bỏ trốn; khám xét và các hoạt động điều tra thu thập tài liệu có liên quan.
Xem thêm : Cách tính đương lượng và định luật đương lượng trong hóa học
Quá trình này chủ yếu sẽ do cơ quan chức năng thực hiện; đôi khi cơ quan chức năng cần thêm những thông tin liên quan; hoặc cần sự trợ giúp của người làm chứng, người chứng kiến, người bị hại; người có quyền và nghĩa vụ liên quan,… thì những người này cần phải hợp tác cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan chức năng.
Bước 5: Tiến hành thủ tục truy tố vụ án hình sự
Truy tố vụ án hình sự với đối tượng lừa đảo do viện kiểm sát thực hiện; ở giai đoạn này họ sẽ tiến hành nghiên cứu lại hồ sơ của vụ án; đồng thời kiểm tra lại toàn bộ các bằng chứng đã thu thập được trong quá trình điều tra; từ đó xem xét có đủ điều kiện để đưa vụ án ra xét xử hay không.
+ Trong trường hợp đã đủ điều kiện để xét xử tội lừa đảo; thì viện kiểm sát sẽ ra quyết định truy tố bị can; đồng thời chuyển hồ sơ vụ án này đến Tòa án.
+ Trong trường hợp chưa đủ điều kiện xét xử( còn thiếu chứng cứ, sự việc chưa rõ ràng ); thì viện kiểm sát có thể trả hồ sơ và yêu cầu điều tra thêm; hoặc có thể đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án.
Bước 6: Tòa án mở phiên tòa xét xử vụ án
Sau khi nhận hồ sơ của Viện kiểm sát; thì Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục liên quan để xét xử vụ án hình sự; quá trình xét xử vụ án hình sự được thực hiện theo trình tự thủ tục pháp luật quy định.
Chi tiết xin liên hệ:
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp