Có lẽ là hơi off-topic chút, khi chúng ta bàn thêm về cách đánh giá đạo đức. Tớ hiểu quan điểm giáo dục và quan điểm đánh giá đạo đức của cậu Tuy nhiên, để tránh hiểu nhầm từ các bạn nhỏ về tầm quan trọng của giáo dục và đạo đức, cũng như tránh sự nhập nhằng với pháp luật, tớ xin phép đưa ra quan điểm nha
Trường học là môi trườgn để dạy con người ta trở thành người tốt (kiến thức là phần sau đó, Tiên học Lễ – Hậu hoc văn), và đối tượng được dạy là con nít, tụi nó đang học hỏi và sẽ lớn lên từng ngày. Tụi nó phải có sai thì mới cần phải dạy.
Bạn đang xem: Hạnh kiểm khá có sao không?
Tớ đồng ý với cậu trường học là nơi dạy người ta trở thành người tốt. Cơ mà việc “phải có sai mới cần phải dạy” có lẽ nên được chỉnh lại thành “tụi nhỏ cần được uốn nắn để trở thành người tốt” (“uốn nắn” ở đây yêu cầu sự theo dõi sát sao + điều chỉnh khi có những sai lệch nhỏ). Ít nhất, nó sẽ không khiến các bạn nhỏ hiểu nhầm việc các bạn ấy có thể phạm các sai lầm lớn (đặc biệt là về mặt đạo đức) nhưng vẫn được chấp nhận.
Xem thêm : Đồng bằng mở rộng ở cửa sông Thu Bồn là
Thứ duy nhất đươc phép đánh gía 1 con người về mặt đạo đức, là cái Lý lịch tư pháp của người đó, vì Pháp luật luôn được đặt lên trên đạo đức, dù muốn hay không.
Tớ e là tớ không đồng ý với quan điểm này rồi Tớ biết rất nhiều kẻ đê tiện, vô đạo đức, vô giáo dục, nhưng có lý lịch tư pháp vô cùng trong sạch. Chẳng hạn, nếu tớ cư xử như 1 tên mod vô lại, chỉ trích và khóa tài khoản của người nào phản đối ý kiến của tớ trên diễn đàn này, hiển nhiên tớ không gặp vấn đề gì về mặt pháp luật, nhưng tất cả mọi người đều có thể nói tớ là kẻ vô lại và cặn bã
Thường, pháp luật được thiết kế để bảo vệ giá trị đạo đức nhất có thể, tuy nhiên, đạo đức lại là phạm trù tương đối trừu tượng và rất khó để đánh giá và mô tả thành văn bản luật pháp, vậy nên, chúng ta thường thấy các hành vi không tốt về mặt đạo đức, nhưng cũng không bị đánh giá theo mặt pháp luật. Tớ không nghĩ “pháp luật” nên ở trên “đạo đức”, nói đúng hơn là khó để so sánh. Nếu cậu vi phạm pháp luật, cậu bị phạt. Nhưng nếu cậu vi phạm đạo đức, cậu nhiều khi không bị sao cả. Vì thế, nhiều người ưu tiên việc không vi phạm pháp luật, và bỏ qua yếu tố đạo đức để đạt được lợi ích của mình, cho dù việc vi phạm đạo đức cũng có nhiều hệ quả thậm chí nghiêm trọng hơn vi phạm pháp luật.
Xem thêm : Diễn biến, Kết quả, Ý nghĩa và Bài học rút ra từ phong trào Đông Du
Nhà trường không nên và không có quyền đánh giá tư cách đạo đức của 1 con người.
Hì hì. Nếu cậu muốn biết ai đó có đạo đức hay không, cậu phải đánh giá, đúng chứ? Tớ nghĩ việc đánh giá hạnh kiểm có lẽ không hoàn hảo. Cơ mà vẫn cần có hệ thống nào đó để đánh giá việc này. Vậy nên, có thể sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể cải thiện hệ thống đánh giá hạnh kiểm, thay vì đơn giản là bỏ nó.
Tớ sẽ không bàn chi tiết quá về việc liên quan tới giáo dục, hay cố gắng để thay đổi quan điểm của bất cứ ai. Tuy nhiên, tớ rất mong các bạn trẻ không quá coi thường việc đánh giá hạnh kiểm và đạo đức nói chung trong giáo dục phổ thông. Việc các bạn suy nghĩ tích cực, rèn luyện, được giáo dục để có nhân cách và đạo đức tốt sẽ khiến cho tương lai xã hội chúng ta tốt lên rất nhiều. Vì các cậu đọc những comment của tớ, tớ cũng trở thành 1 thành phần trong việc giáo dục các bạn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp