3.1.2 Quy mô của nền kinh tế

Tạp chí: Kinh tế & Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế & QTKD, ĐHTN; Số 04, tháng 12 năm 2017

Cù Phúc Thành1, Nguyễn Thị Mai Hương2, Bế Hùng Trường3

1Viện Nghiên cứu Kinh tế & Phát triển Nguồn nhân lực, Trường ĐH Kinh tế & QTKD

2Phòng HC-TC, Trường ĐH Kinh tế & QTKD

3Viện Nghiên cứu Kinh tế & Phát triển Nguồn nhân lực, Trường ĐH Kinh tế & QTKD

Tóm tắt

Hiện tượng phát triển kinh tế thần kỳ của Trung Quốc với những thành công vượt bậc chưa từng có trong lịch sử nhân loại đã và đang được cả thế giới đặc biệt quan tâm. Những thành công đó thể hiện qua những chỉ tiêu cơ bản như tốc độ tăng trưởng và qui mô nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển công nghiệp, xuất nhập khẩu… Trong những nguyên nhân đem lại những thành công đó có vai trò của những lợi thế so sánh to lớn và sự lãnh đạo kinh tế của chính phủ Trung Quốc. Nỗ lực phân tích, đánh giá thành tựu và nguyên nhân thành công trong cải cách và phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ giúp chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn có giá trị rất lớn. Bài báo này tổng hợp một số tài liệu nghiên cứu của thế giới về cải cách và phát triển kinh tế của Trung Quốc nhằm góp phần vào nỗ lực phân tích, đánh giá đó.

Từ khóa: Trung Quốc, lợi thế so sánh, phát triển kinh tế, chính sách kinh tế, hội nhập toàn cầu

THE ACHIEVEMENTS OR ECONOMIC REFORM AND DEVELOPMENT OF CHINA

Abstract

The phenomenal miracle economic successes of giant scale of China have especially been being interested in by all the world. Those successes display themselve via basical indicators such as growth and scale of the economy, foreign investment, industrial expansion, exports and imports… Among reasons for them there are huge comparative advantages of the country and the Chinese government’s excellent leadership for the economy. Efforts to analyze and assess those successes and their causes will help us obtain precious lessons which are academically and practically meaningful. This paper presents a modest study trying to contribute to those efforts.

Key words: China, comparative advantage, economic development, economic policy, global integration.

1 Giới thiệu

Qua hơn 40 năm thực hiện cải cách, mở cửa kể từ năm 1978 tới nay, Trung Quốc đã hết sức thành công trong việc đưa một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trở thành một nền kinh tế khổng lồ đứng hàng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ nhưng có qui mô công nghiệp lớn nhất thế giới. Hiện tượng đó khiến nhất cử nhất động của nền kinh tế này đều được cả thế giới theo dõi và ghi lại rất sát sao nhằm dự đoán, phân tích, đánh giá tác động của nó đối với thế giới và rút ra những bài học kinh nghiệm cho các nước khác, trong đó có những nước đang phát triển. Việt Nam có nhiều đặc thù văn hóa xã hội tương đồng với Trung Quốc nên bài học kinh nghiệm của Trung Quốc lại càng đặc biệt có giá trị. Hơn nữa, Việt Nam lại tiếp giáp với Trung Quốc nên chịu những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực của nước này một cách trực tiếp với mức độ ảnh hưởng rất lớn; điều này khiến cho việc nghiên cứu kinh tế Trung Quốc lại càng trở nên cần thiết. Trong số những vấn đề cần tìm hiểu về kinh tế Trung Quốc thì việc tìm ra, phân tích, đánh giá những thành tựu trong cải cách và phát triển kinh tế của nước này và nguyên nhân đem lại những thành tựu đó chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Bài báo này tập hợp những thông tin khác nhau từ nguồn của các tổ chức, cá nhân chuyên nghiên cứu kinh tế Trung Quốc trên thế giới, nhất là những nguồn có uy tín lớn như Ngân hàng thế giới (WB), Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Cục Tình báo Trung ương Mĩ (CIA)…, để chọn lọc, tổng hợp, phân tích dữ liệu và thông tin có liên quan nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nói trên.

2 Phương pháp nghiên cứu

Bài báo phân tích, đánh giá những thành tựu kinh tế của Trung Quốc theo phương pháp thống kê mô tả dựa vào những số liệu thứ cấp đã tập hợp được. Sự phân tích, đánh giá đó tập trung xung quanh một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản là tống sản phẩm quốc nội (GDP), tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), xuất nhập khẩu, giá trị gia tăng công nghiệp… Đối với nguyên nhân dẫn đến những thành tựu nói trên, bài báo sử dụng phương pháp phân tích định tính theo phương pháp luận của khoa học Kinh tế và những khoa học khác.

3 Kết quả nghiên cứu

3.1 Những thành tựu nổi bật của kinh tế TQ

3.1.1 Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

Từ 1979 đến 2012, GDP của Trung Quốc (TQ) tăng trưởng bình quân mỗi năm 10% (Morrison, 2013). Từ 2012 tới nay tuy tụt giảm hẳn nhưng tốc độ tăng trưởng cũng vẫn rất cao, năm 2012: 7,9%, 2013: 7,8%; 2014: 7,3%; 2015: 6,9%, 2016: 6,7% (China NBS data, 2017). Tăng trưởng kinh tế của TQ hết sức độc đáo vì: thứ nhất, đó là mức tăng trưởng đặc biệt cao, trong hiện tại cũng như trong quá khứ rất ít nền kinh tế có thể đạt được; thứ hai, mức tăng trưởng đó kéo dài liên tục và ổn định trong một khoảng thời gian rất dài (gần bốn thập kỷ), là điều càng khó có nước nào đạt được.

Nền kinh tế

GDP ($USD)

GDP ($Int)

GDP

(tỉ $USD)

So với TG

(%)

So với TQ

(%)

So với HK

(%)

GDP

(tỉ $Int)

So với TG

(%)

So với TQ

(%)

So với HK

(%)

Thế giới

75.544

100,0

674,6

406,8

115.166

100,0

537,7

620,2

Trung Quốc

11.199

14,8

100,0

60,3

21.417

18,6

100,0

115,3

Hoa Kỳ

18.569

24,6

165,8

100,0

18.569

16,1

86,7

100,0

Việt Nam

203

0,3

1,8

1,1

552

0,5

2,6

3

(4)- Chính sách hướng vào xuất khẩu.Học tập kinh nghiệm trong giai đoạn phát triển ban đầu của Nhật Bản và các con hổ kinh tế châu Á, khi cải cách, mở cửa, TQ đã sử dụng chính sách lấy xuất khẩu làm mũi nhọn để bảo đảm có ngoại tệ mua sắm công nghệ hiện đại của thế giới và có dự trữ ngoại tệ, để tạo số nhân kích cầu nội địa, để tích lũy vốn tái đầu tư. Chính sách xuất khẩu là một trong những nguyên nhân chính khiến TQ trở thành tác nhân thương mại lớn nhất nhì thế giới.

(5)- Chính sách lấy đầu tư làm động lực kích hoạt nền kinh tế. GDP của TQ được tăng lên bằng nhiều biện pháp, nhưng cho tới nay biện pháp chủ đạo vẫn là chính sách liên tục tăng đầu tư. Đầu tư của TQ chủ yếu được kích thích thông qua chi tiêu lớn của chính phủ vào các hạng mục chính là xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông vận tải (là điều được đặc biệt quan tâm, và cũng chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến TQ phát triển kinh tế thành công vượt trội áp đảo so với các nền kinh tế đang phát triển lớn khác như Ấn Độ, Brazil, Indonesia…) và mở rộng tài sản cố định công nghiệp (thông qua phát triển các doanh nghiệp nhà nước). Các yếu tố khác như nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, cơ sở hạ tầng đầy đủ, sự sẵn có của các ngành công nghiệp phụ trợ, ảnh hưởng đầu tư nhà nước kích thích đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài, khiến cho đầu tư qui mô lớn luôn luôn có tính khả thi.

(6)- Chính sách phát triển các công ty xuyên quốc gia. Mục đích, cách thức của chính sách này đã được đề cập ở mục 4.1.6.

(7)- Chính sách phát triển giáo dục. TQ có chính sách quan tâm phát triển tài nguyên con người nên giáo dục của Trung Quốc đã phát triển rất mạnh. Nhờ đó, bên cạnh nguồn lao động phổ thông dồi dào, nguồn lao động tay nghề cao của Trung Quốc cũng rất lớn, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển.

(8)- Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Ban đầu hầu như tất cả các doanh nghiệp chế biến đều thuộc sở hữu nhà nước, nhưng cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, TQ dần dần tái cơ cấu kinh tế theo hướng mở rộng khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế năng động nhất. Tới nay khu vực này đã đóng góp từ 50-70% vào GDP.

(9)- Chính sách hội nhập toàn cầu. Như đã nói về FDI, về thương mại quốc tế và về sự thành lập các TNC, ngay từ khi mới cải cách TQ đã có chính sách mở cửa tích cực và hội nhập toàn cầu, tới nay đã trở thành một trong những tác nhân lớn nhất của nền kinh tế thế giới. Địa vị của TQ trong hội nhập toàn cầu khiến cho họ có lợi thế rất lớn và toàn diện về các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao, quốc phòng, sức mạnh đàm phán thương lượng…

(10)- Sự linh hoạt điều chỉnh chính sách. Mỗi khi nền kinh tế đứng trước những thách thức mới, chính phủ TQ lập tức thay đổi chính sách một cách rất nhạy bén, linh hoạt, chính xác, kịp thời và có hiệu lực mạnh để ứng phó. Tùy theo tầm cỡ của thách thức mà sự điều chỉnh đó có tầm chiến thuật hay chiến lược. Chính sự linh hoạt điều chỉnh chính sách này đã khiến cho kinh tế TQ luôn luôn phát triển nhanh, mạnh, vững chắc và đúng hướng. Các ví dụ điển hình sau đây minh chứng rõ nhất cho các nhận định trên: 1) Ban đầu TQ phát triển kinh tế theo hướng ưu tiên xuất khẩu, nhưng khi xuất khẩu tụt giảm do khủng hoảng tài chính thế giới 2008, đồng thời tầng lớp trung lưu với sức mua khổng lồ ngày càng đông đảo thì ưu tiên lại chuyển sang sản xuất hàng tiêu dùng thay thế nhập khẩu. 2) Cũng do xuất khẩu tụt giảm khiến tăng trưởng chậm lại, hiện nay TQ đang chủ trương điều chỉnh căn bản chiến lược phát triển: chấp nhận tăng trưởng chậm hơn để tái cơ cấu nền kinh tế, đa dạng hóa cơ sở tăng trưởng, quan trọng nhất là chiến lược chuyển nhân tố chủ công kích cầu từ đầu tư sang tiêu dùng nội địa; 3) Trong những năm đầu của thập kỷ 1990, nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, giá bất động sản tăng cao bất thường, nguy cơ xảy ra ‘nền kinh tế bong bóng’ rất lớn, TQ lập tức có những chính sách rốt ráo quyết liệt để kìm tốc độ tăng trưởng chậm lại, giữ vững được sự ổn định; 4) Trong những thời gian xảy ra khủng hoảng tài chính như khủng hoảng Đông Nam Á 1997, khủng hoảng Đông Á 2002, đặc biệt trầm trọng là khủng hoảng thế giới 2008, TQ luôn luôn có những chính sách ứng phó hiệu quả để bảo vệ thành công sự ổn định của nền kinh tế.

4. Thảo luận

Kết quảnghiên cứu cho thấy TQ đã cải cách và phát triển kinh tế rất thành công, hiện thực hóa tiên đoán của Napoleon: “TQ là người khổng lồ đang ngủ, khi tỉnh dậy sẽ làm rung chuyển thế giới”. Thành công đó được thể hiện qua các chỉ tiêu: GDP, tốc độ tăng trưởng GDP và GDP đầu người, FDI, phát triển công nghiệp, thương mại quốc tế… Nguyên nhân thành công là do những lợi thế lớn về các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội và, quan trọng nhất là sự lãnh đạo kinh tế của chính phủ TQ. Nghiên cứu này chỉ là nỗ lực giới thiệu một phác họa chân dung cơ bản về nền kinh tế TQ đương đại, để hiểu biết đầy đủ hơn cần phải có những nghiên cứu sâu hơn. Bên cạnh đó, nhiều lĩnh vực quan trọng khác, chẳng hạn những nhược điểm lớn trong phát triển kinh tế của TQ như: ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo, tham nhũng, dân số già hóa, tiền lương tăng làm giảm lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả, nợ khó đòi lớn của ngân hàng, đặc tính cần kiệm của người dân khiến khó kích cầu tiêu dùng…, cũng cần phải được quan tâm nghiên cứu kỹ càng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bentley-Pattison Liz. (2017). Factors Explaining the Rapid Economic Growth of China In Recent Decades, Geography, truy cập 16/12/2017, https://www.tutor2u.net/geography/reference/factors-explaining-the-rapid-economic-growth-of-china-in-recent-decades

China NBS data (2017). Historical GDP of China, Wikipedia, truy cập 16/12/2017, https://en.wikipedia.org/wiki/Historical_GDP_of_China

CIA, World Factbook, Exports, truy cập 17/12/2017. https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/rankorder/2087rank.html

CIA. World Factbook, Imports, truy cập 17/12/2017. https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/rankorder/2087rank.html

CIA. Field litsting:: GDP- Composition, by sector of origin, The World Factbook, truy cập 16/12/2017. https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/fields/2012.html

Focus Global South (2016). The Rise of Chinese TNCs, BRICS, and Current Global Challenges, truy cập 18/12/2017, https://focusweb.org/content/rise-chinese-tncs-brics-and-current-global-challenges

Kimberly (2017). US economy: U.S. GDP by Year Compared to Recessions and Events, The balance, truy cập 16/12/2017, https://www.thebalance.com/us-gdp-by-year-3305543

Morrison M. Wayne (2013). China’s Economic Rise: History, Trends, Challenges, and Implications for the United States, truy cập 16/12/2017, www.refworld.org/pdfid/52cfef6b4.pdf

OECD (2016). FDI flow, OECD data, truy cập 17/12/2017, https://data.oecd.org/fdi/fdi-flows.htm

Stander TradePortal (2017). China: Foreign Investment, truy cập 17/12/2017, https://en.portal.santandertrade.com/establish-overseas/china/foreign-investment

Trading Economics. China GDP per capita, 1960-2016, truy cập 17/12/2017, https://tradingeconomics.com/china/gdp-per-capita

World Bank. List of countries by GDP (PPP), dẫn theo Wikipedia, truy cập 16/12/2017, https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_(PPP)

World Steel Association. World steel in figures 2016, truy cập 17/12/2017,https://www.worldsteel.org/en/dam/jcr:4f060d8b-3602-4ffe-9e87-7e93e0659449/Word+Steel+in+Figures+2016.pdf