Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.
- Tháng 3 là cung gì? Giải mã tất tần tật tính cách, vận mệnh, tình yêu, sự nghiệp trong năm nay
- Tìm hiểu thêm về Dr, CEO, CFO
- Mẹ bầu uống nước cam với mật ong có được không? 8 lợi ích khi sử dụng mẹ nên biết
- Cán bộ không chuyên trách cấp xã gồm những ai?
- Hoa hậu có được phép bán vương miện như Mai Phương?
– Phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
– Tháng 01/1868, Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.
Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ (Hay còn gọi là cuộc Duy tân Minh Trị) nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
* Về chính trị
– Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.
– Ban hành Hiến pháp mới (năm 1889), chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
* Về kinh tế
– Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất.
– Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
– Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.
* Về quân sự
– Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.
Xem thêm : Hóa vàng mã cúng ông Công ông Táo thế nào cho đúng?
– Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.
– Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
* Về giáo dục
– Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
– Chú trọng nội dung khoa học – kỹ thuật trong chương trình giảng dạy.
– Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây…
Mục c
c) Kết quả – tính chất:
* Kết quả:
– Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
– Đưa đất nước Nhật Bản giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
* Tính chất: cuộc Duy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách cách, canh tân đất nước.
Mục d
d) Ý nghĩa – hạn chế
Xem thêm : Mì Hảo Hảo
* Ý nghĩa:
– Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.
– Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam (ví dụ: thành công của công cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là một trong những nhân tố góp phần hình thành con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX).
* Hạn chế:
– Chưa thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến quân phiệt (ưu thế về kinh tế – chính trị của tầng lớp quý tộc vẫn được duy trì).
– Chưa đáp ứng được quyền lợi cho quần chúng nhân dân.
Mục e
e) Mở rộng: Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) đối với Việt Nam hiện nay:
– Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản (1868) được thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Thông qua cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
– Để có được sự thành công này nhân tố quan trọng nhất là có sự đoàn kết của toàn dân tộc và tinh thần tự cường của quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển.
– Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.
ND chính
– Những nội dung cơ bản về nguyên nhân, nội dung, kết quả, tính chất, ý nghĩa, hạn chế của cuộc cải cách Minh Trị.
– Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) đối với Việt Nam hiện nay.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp