Câu hỏi: Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?
A. Không ăn trứng trước khi đi thi
B. Thắp hương trước lúc đi xa
Bạn đang xem: Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?
C. Xem bói để biết trước tương lai
D. Yểm bùa
Đáp án đúng B.
Hành vi thắp hương trước lúc đi xa thể hiện tín ngưỡng, bởi Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng…
Lý giải việc chọn đáp án B là do:
Xem thêm : Năm 2023 có nhuận không? Tổng hợp các năm nhuận
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Cho đến nay, hiện tượng thờ cúng tổ tiên, thắp hương trước lúc đi xa còn tồn tại ở nhiều quốc gia, dân tộc. Tuy vậy, vị trí và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của con người ở mỗi nơi mỗi khác. Người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm nhất, nó gần như trở thành một tôn giáo: Đạo Ông bà.
Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn sáng mắt cha ông không thờ.
(Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên)
Người phương Tây coi trọng ngày sinh thì người Việt coi trọng ngày mất.
Xem thêm : Cẩm nang chi tiết kinh nghiệm du lịch Ninh Chữ từ A đến Z
Họ cho rằng người đã mất đi về nơi chín suối. Bàn thờ tổ bao giờ cũng được đặt ở nơi trang trọng nhất. Ngày xưa khi cúng lễ bao giờ cũng có nước (hoặc rượu) cùng với những đồ tế lễ khác như vàng mã. Sau khi cúng xong thì đem đốt vàng mã rồi đổ rượu hoặc nước lên đống tro tàn – khói bay lên trời, nước hòa với lửa thấm xuống đất – theo họ như thế tổ tiên mới nhận được. Hành động đó được cho là sự hòa quyện Nước – Lửa (âm dương) và Trời – Đất – Nước (tam tài) mang tính triết lý sâu sắc.
Ở Việt Nam, đối tượng của thờ cúng tổ tiên được thể hiện ở 3 cấp: Gia đình, làng xã, đất nước.
+ Ở cấp độ gia đình, người Việt Nam thờ cúng ông bà, cha mẹ,…là những người cùng huyết thống đã chết. Đã là người Việt Nam, dù sang hèn, giàu nghèo khác nhau ai cũng thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên của mình. Đây không chỉ là vấn đề tín ngưỡng mà còn là vấn đề đạo lý, phản ánh lòng biết ơn của con cháu đối với công sinh thành, dưỡng dục của cha me, tổ tiên. Nơi thờ cúng là ở gia đình và nhà thờ họ.
+ Ở cấp độ làng xã, người Việt còn thờ cúng những người có công với làng xã và được tôn vinh là Thành Hoàng và nơi thờ cúng ở đình làng.
+ Ở cấp độ nhà nước, người Việt thờ cúng những người có công đối với đất nước, tổ quốc như các Vua Hùng, thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Hồ Chủ Tịch… Ở Việt Nam có 3 cộng đồng vốn từ xa xưa đã có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau đó là: gia đình, làng xã và quốc gia.
Vì vây, tổ tiên gia đình, lãng xã và đất nước không tác rời nhau. Từ thực tế đó, chúng ta có thể hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng tâm lý xã hội thể hiện sự biết ơn của người còn sống đối với người đã chết có công lao với cá nhân, gia đình, dòng tộc, làng xã, đất nước, thể hiện niềm tin rằng, tổ tiên có khả năng tác động tới đời sống, số phận của con cháu thông qua các nghi lễ thờ cúng. Vì vậy mà trước lúc đi xa người Việt ta hay có tín ngưỡng là thắp hương để xin tổ tiên, thần linh phù hộ để được bình an, công việc thuận buồm xuôi gió…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp