KTVM – file đáp án qiuz

Chương 1

  1. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu về: nền kinh tế như là một tổng thể.

  2. Một chu kỳ kinh tế bao gồm 4 thời kỳ theo một trình tự nhất định: Hưng thịnh – suy thoái – đình trệ – phục hồi

  3. Để đánh giá suy thoái kinh tế, các nhà kinh tế thường dùng chỉ tiêu: sản lượng quấc gia

  4. Định luật Okun thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa: sản lượng thực tế và tỷ lệ thất nghiệp thực tế

  5. Quốc gia sẽ rơi vào tình trạng suy thoái khi sản lượng quốc gia giảm liên tục trong 2 quý

  6. Sản lượng tiềm năng (Yp) là sản lượng mà nền KT đạt được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và lạm phát vừa phải là sản lượng cao nhất mà không đưa nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao.

  7. Sản lượng tiềm năng (Yp) trong kinh tế vĩ mô là: Là mức sản lượng mà nền kinh tế có thể đạt được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát vừa phải

  8. Lạm phát, Chu kỳ kinh tế, Thất nghiệp là các vấn đề chủ yếu của (Kinh tế vi mô/Kinh tế vĩ mô) kinh tế vĩ mô.

  9. Trong mô hình tổng cung – tổng cầu, trong ngắn hạn nếu tổng cầu tăng thì mức giá chung tăng sản lượng tăng.

  10. Trong mô hình tổng cung – tổng cầu, trong ngắn hạn nếu tổng cung tăng thì mức giá chung giảm, sản lượng tăng.

  11. Nếu sản lượng thực tế (Y) vượt mức sản lượng tiềm năng (Yp), thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế nhỏ hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

  12. Nếu sản lượng thực tế (Y) thấp hơn sản lượng tiềm năng (Yp), thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế lớn hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

8ổng giá trị bằng tiền của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ của một quốc gia trong một năm được gọi là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

9ỉ tiêu đo lường toàn bộ thu nhập do công dân của một nước làm ra trong một năm được gọi là: Tổng sản phẩm quốc gia (GNI)

  1. Thuế gián thu (Ti) là khoản chênh lệch giữa GDP theo giá yếu tố sản xuất và GDP theo giá thị trường

  2. Căn hộ Nam Long được xây dựng trong năm 2020 và mở bán năm 2021, được tính vào GDP của Việt Nam năm 2020 , không được tính vào GDP của VN năm 2021

  3. Mối quan hệ giữa GDP và GNP được thể hiện thông qua thu nhập ròng từ nước ngoài (NFFI)

Chương 3

Y= Yd + T → Yd = Y – T

Trong nền kinh tế đơn giản, không có chính phủ : T = 0 → Yd = Y

Yd = C + S → S = Yd – C

Hàm tiêu dùng C = Co + Cm. Yd

Hàm tiết kiệm S = So + Sm. Yd

Hàm đầu tư I =Io + Im. Y

Hàm AD = Ao + Am. Y

  1. Tiêu dùng của hộ gia đình (C) phụ thuộc chủ yếu vào: Thu nhập khả dụng

  2. Tiết kiệm của hộ gia đình (S) phụ thuộc chủ yếu vào: thu nhập khả dụng

  3. Đầu tư (I) phụ thuộc đồng biến với sản lượng quốc gia (Y) nghịch biến với lãi suất

  4. Tiêu dùng biên (Cm hay MPC) phản ánh: phần tiêu dung tăng thêm khi thu nhập khả dung tăng thêm một đơn vị

  5. Khi đầu tư phụ vào sản lượng quốc gia, đường đầu tư sẽ dốc lên

  6. Khi đầu tư không phụ thuộc sản lượng quốc gia, đường đầu tư sẽ nằm ngang

  7. Theo mô hình của Keynes, khi sản lượng cung ứng còn thấp hơn sản lượng tiềm năng, thì đường tổng cung (AS) nằm ngang

  8. Theo mô hình cổ điển, đường tổng cung (AS) hoành toàn thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng (Yp)

  9. Trường phái Keynes cho rằng sản lượng cân bằng không nhất thiết ở sản lượng tiềm năng (Yp)

  10. Trường phái cổ điển cho rằng sản lượng cân bằng luôn ở sản lượng tiềm năng (Yp)

  11. Khi thu nhập khả dụng tăng, tiêu dùng tăng với mức độ ít hơn

  12. Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó: tổng cung dự kiến (Y) bằng tổng cầu dự kiến (AD) hay tổng rò ri dự kiến (S +T +M) bằng tông bơm vào dự kiến (I+G+X)

  13. Số nhân tổng cầu (k) phản ánh sự thay đổi trong sản lượng cân bằng khi tổng cầu tự định thay đổi 1 đơn vị

  14. Công thức tính số nhân k = 1−𝐀𝀀 1

  15. Theo nghịch lý của tiết kiệm, việc tăng tiết kiệm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sẽ làm cho sản lượng quốc gia giảm xuống

  16. Để giải quyết ‘Nghịch lý về tiết kiệm’, nên tăng đầu tư thêm đúng bằng lượng tăng thêm của tiết kiệm

  17. Nhập khẩu biên (Mm hay MPM) phản ánh lượng nhập khẩu tăng thêm khi thu nhập quốc gia tăng thêm 1 đơn vị.

  18. Chi chuyển nhượng (Tr) gồm các khoản chi trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hưu trí , không bao gồm tiền lãi về nợ công, đầu tư công.

  19. Chi trợ cấp (Tr) không phải thành phần của tổng cầu (AD)

  20. Tăng trợ cấp của chính phủ (Tr) có tác động gián tiếp làm tăng tổng cầu

  21. Chi tiêu của chính phủ về HH&DV gồm các khoản chi: tiên lương trả cho cán bộ công nhân viên của chính phủ, chi tiêu cho các hoạt động công, chi xây dựng bến cảng, cầu đường, công viên…

  22. Cán cân ngân sách chính phủ (B) = Tổng thu ngân sách trừ tổng chi ngân sách:

 Khi tổng thu ngân sách bằng tổng chi ngân sách, thì ngân sách cân bằng

 Khi tổng thu ngân sách lớn hơn tổng chi ngân sách, thì ngân sách thặng dư (bội thu)

 Khi tổng thu ngân sách nhỏ hơn tổng chi ngân sách, thì ngân sách thâm hụt (bội chi)

  1. Cán cân thương mại (NX) = giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (X) – giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (M):

Khi giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (X) bằng giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (M ), thì cán cân thương mại cân bằng  Khi giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (X) lớn hơn giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (M), thì cán cân thương mại thặng dư (xuất siêu). Khi giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (X) nhỏ hơn giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (M), thì cán cân thương mại thâm hụt (nhập siêu).

  1. Khi xuất khẩu tăng sẽ làm sản lượng tăng, khi nhập khẩu tăng sẽ làm sản lượng giảm

  2. Y nghĩa của phương trình S + T + M = I + G + X là tổng rò rĩ bằng tổng bơm vào.

  3. Số nhân của tổng cầu (k) phản ánh mức thay đổi trong sản lượng khi tổng cầu tự định thay đổi 1 đơn vị.

Chương 5:

  1. Tiền trong kinh tế học được định nghĩa là bất kỳ phương tiện nào miễn sao được chấp nhận chung trong thanh toán.

  2. Nhờ vào đặc điểm dễ phân chia, được chấp nhận chung và chi phí sản xuất thấp hơn giá trị đồng tiền mà tiền tệ thực hiện một cách hiệu quả chức năng phương tiện trao đổi.

  3. ‘Bỏ tiền vào heo đất để tiêu dùng trong tương lai’ thuộc về chức năng dự trữ giá trị của tiền tệ.

  4. Khối tiền giao dịch M1 bao gồm: Tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền gửi không kỳ hạn viết sec.

  5. Lượng tiền cơ sở (hay tiền mạnh H) bao gồm: Tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng

  6. Dự trữ của ngân hàng thương mại gồm: Tổng số tiền dự trữ bắt buộc và dự trữ tùy ý.

  7. Ngân hàng trung ương có chức năng quản lý các ngân hàng trung gian, là ngân hàng của các ngân hàng trung gian, độc quyền in và phát hành tiền, là ngân hàng của chính phủ, thực thi chính sách tiền tệ.

  8. Chức năng của ngân hàng thương mại là: kinh doanh tiền tệ và đầu tư vì lợi nhuận.

  9. Theo giả định lý tưởng, số nhân đơn giản của tiền bằng nghịch đảo của tỷ lệ dự trữ (1/d)

  10. Số nhân tiền tệ (kM) thể hiện sự thay đổi trong lượng cung tiền khi lượng tiền mạnh thay đổi 1 đơn vị.

  11. Mức cung tiền được biểu diễn trên đồ thị có dạng là dạng đường thẳng.

  12. Ngân hàng thương mại tạo ra tiền bằng cách cho khách hàng vay tiền.

  13. Cầu tiền phụ thuộc lãi suất và sản lượng.

  14. Lãi suất áp dụng khi ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay được gọi là lãi suất chiết khấu.

  15. Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) được thực hiện khi ngân hàng trung ương mua và bán trái phiếu trên thị trường mở.

Chương 6:

  1. Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm số người thất nghiệp chiếm trong lực lượng lao động.

  2. Lực lượng lao động bao gồm: những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang có việc làm hay đang tìm việc làm.

  3. Những ngưới không nằm trong lực lượng lao động gồm học sinh, sinh viên, người nội trợ, những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không tìm việc làm.

  4. Thất nghiệp tạm thời (cọ xát) cộng thất nghiệp cơ cấu bằng thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế.

  5. Thất nghiệp thực tế trừ thất nghiệp chu kỳ bằng thất nghiệp tự nhiên của kinh tế.

  6. Một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, đã nộp đơn xin việc trong 4 tuần qua, nhưng đến nay vẫn chưa tìm được việc làm, thì có thể được xếp vào dạng thất nghiệp tạm thời.

  7. Khi nền kinh tế bị suy thoái, sản lượng quốc gia giảm sụt, sức mua xã hội giảm, thất nghiệp gia tăng. Các công ty phải cho một số công nhân nghỉ việc và hứa sẽ thuê các công nhân này làm việc trở lại khi nền KT phục hồi, sản lượng gia tăng. Các công nhân bị nghỉ việc này được xếp vào thất nghiệp chu kỳ.

  8. Trong một quốc gia có số người có việc làm là 72 triệu và số người thất nghiệp là 8 triệu. Tỉ lệ thất nghiệp là 10%.

  9. Chỉ số giá phản ánh sự thay đổi trong mức giá chung của các hàng hóa và dịch vụ của kỳ này so với kỳ gốc.

  10. Tỷ lệ lạm phát hàng năm là tỷ lệ phần trăm gia tăng trong mức giá chung của năm này so với năm trước.

  11. Trong ngắn hạn nếu tiêu dùng của các hộ gia đình tăng, đầu tư doanh nghiệp tăng, đầu tư chính phủ tăng quá mức, sẽ xảy ra lạm phát do cầu kéo.

  12. Khi giá các nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất tăng lên sẽ dẫn đến lạm phát do cung (chi phí đẩy)

  13. Đường Phillips ngắn hạn thể hiện sự đánh đổi giữa lạm phát do cầu và tỉ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn.

  14. Đường Phillips dài hạn thể hiện (có/không có) không có sự đánh đổi giữa lạm phát do cầu và thất nghiệp trong dài hạn.

  15. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (e) là tỷ số phản ánh lượng nội tệ thu được khi đổi 1 đơn vị ngoại tệ

  16. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (e) là tỷ số phản ánh lượng ngoại tệ khi đổi 1 đơn vị nội tệ

  17. Cầu ngoại tệ ở Việt Nam xuất phát từ nhập khẩu vào Việt Nam và mua tài sản ở nước ngoài của công dân Việt Nam.

  18. Cung ngoại tệ ở Việt Nam xuất phát từ xuất khẩu từ Việt Nam và mua tài sản ở Việt Nam của công dân nước ngoài.

  19. Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hàng năm được phản ánh trong tài khoản vãng lai.

  20. Cơ chế mà ở đó tỷ giá hối đoái được tự do hình thành trên thị trường ngoại hối là cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn.

  21. Các tài khoản của cán cân thanh toán (BP) là: Tài khoản vãng lai, tài khoản vốn, tài khoản tài chính, sai số thống kê, khoản tài trợ chính thức.

  22. Cơ chế mà ở đó tỷ giá hối đoái được Ngân hàng Trung ương công bố và cam kết duy trì trên thị trường ngoại hối là cơ chế tỷ giá hối đoái cố định

  23. Trong điều kiện giá cả hàng hóa ở các nước không thay đổi, khi tỷ giá hối đoái tăng lên (nội tệ giảm giá) sẽ có tác dụng tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

  24. Trong điều kiện giá cả hàng hóa ở các nước không thay đổi, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống (nội tệ tăng giá) sẽ có tác dụng giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.