Nho rừng là một món quà quý từ núi rừng Tây Bắc dâng tặng cho con người. Loại quả này nhỏ hơn quả nho thường, có vị chua ngọt, trái nho rừng tròn, tím sẫm và hơi dẹt, bé chỉ bằng đầu ngón tay út. trái nho rừng dùng ngâm rượu, làm rượu vang rất ngon. Hãy cùng tìm hiểu cách ngâm rượu trái nho rừng chuẩn từ A – Z nhé.
I. Giới thiệu tổng quan về trái nho rừng
1. Đặc điểm của trái nho rừng
Trái nho rừng (vitis Quinquangularis Rehd) còn có nhiều tên gọi khác như nho tía, nho long, nho năm góc,đây là một loại trái cây thuộc họ nho, dạng thân leo và thường mọc thành chùm với lá đơn màu xanh có 5 góc, phía trên bề mặt lá có phủ lớp lông màu trắng mịn.
Bạn đang xem: Tác dụng của rượu nho rừng đối với sức khỏe con người?
Về hình dáng, trái nho rừng có kích thước nhỏ hơn hẳn so với những loại nho thông thường, quả tròn, vỏ dày và có màu đen sẫm khi chín. trái nho rừng thường có mùi hương rất thơm và mọng nước, khi quả chín sẽ có vị ngọt nhưng hơi chát vô cùng đặc trưng.
2. Phân bố địa lý
Nho rừng thường mọc hoang trong những cánh rừng, tập chung nhiều và chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên ngoài ra còn xuất hiện ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam khác. Cây nho rừng thường nở hoa vào tháng 5 đến tháng 7 và có thời gian thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm.
II. Công dụng của trái nho rừng ngâm rượu
1. Tác dụng theo đông y
Xem thêm : Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng quả nho rừng sẽ đem lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như: Giảm cân an toàn, cải thiện hệ tim mạch, tốt cho hệ tiêu hóa, đẹp da…
2. Tác dụng ngâm rượu
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư: Rượu trái nho rừng có chứa chất anthocyanins và nhiều chất dinh dưỡng khác rất tốt cho quá trình ngăn ngừa tế bào ung thư. Do đó, loại rượu này hỗ trợ trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh ung thư nguy hiểm.
- Cải thiện hệ thống miễn dịch: Việc sử dụng nho rừng cũng như rượu ngâm được đánh giá là có thể làm tăng số lượng tế bào delta T và gamma trong cơ thể. Nhờ đó, nho dại giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
- Giảm cân: Nho dại chứa một lượng lớn chất xơ nên rất tốt trong quá trình giảm cân và kiểm soát cân nặng.
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Hoạt chất Resveratrol được tìm thấy trong nho có tác dụng chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể khỏi những tổn hại cũng như là giảm thiểu khả năng bị tấn công bởi tế bào ung thư hay bệnh tim mạch.
- Chống lại sự lão hóa: Nho dại có thành phần chống lão hóa và oxy hóa như flavonoid và Resveratrol.
3. Trái nho rừng có ăn được không?
Nhiều người thắc mắc trái nho rừng có ăn được không? Thực chất, đây là loại quả có thể ăn tươi và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như ngâm đường, ngâm rượu …
Cụ thể, nho rừng khi còn xanh có vị chua nên được dùng nhiều làm gia vị trong các món canh chua hoặc làm thành siro chua ngọt. Còn nho dại khi chín sẽ có vị chua ngọt và hơi chát đặc trưng. Vì vậy, nho chín có thể được ăn tươi hoặc làm dưa chua độc đáo, tốt cho sức khỏe.
–
Rượu Quý – Rượu cổ truyền và đặc sản vùng miền
Xem thêm : Mẹ bầu nên thưởng thức phô mai con bò cười khi mang thai?
Hotline: 0917.35.1111
Website: www.ruouquy.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/ruouquy.com.vn
Email: info@ruouquy.com.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp