Cách Nhận Biết Sự Khác Nhau Của Hạt Thốt Nốt Và Hạt Đác

Nhiều bà nội trợ hiện nay vẫn còn hay nhầm lẫn khi mua hạt đác và hạt thốt nốt. Nhưng nếu xem xét kỹ lại thì bạn sẽ thấy sự khác nhau đặc trưng của hai loại hạt này.

Sự giống nhau của hạt đác và hạt thốt nốt làm các bà nội trợ nhức đầu trong việc lựa chọn mua. Không chỉ giống nhau về hình dáng mà cũng khó nhận ra được mùi vị. Để tránh sự nhầm lẫn tai hại khi mua hàng mình xin chia sẻ cho các mẹ vài kinh nghiệm thú vị để các mẹ có thể dễ dàng phân biệt giữa hạt đác và hạt thốt nốt.

Hình bên trái là trái đác, hình bên phải là trái thốt nốt.

Phân biệt sự khác nhau của hạt thốt nốt và hạt đác bằng mùi

Cách phân biệt dễ nhất chính là mùi hương. Hạt thốt nốt có mùi thơm đặc trưng, ngược lại hoàn toàn với hạt đác không mang mùi. Các mẹ nhớ chú ý điều này nha!

Phân biệt bề ngoài của hạt thốt nốt và hạt đác

Nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài thì 2 loại hạt này có màu nhạt như nhau, nhưng quan sát kĩ thì bạn sẽ thấy hạt thốt nốt thì to hơn hạt đác và những hạt thốt nốt có màu trắng trong còn hạt đác thì lại có màu trắng đục mịn.

Thốt nốt Hạt đác

Màu sắc bên ngoài hạt thốt nốt và hạt đác

Phân biệt hạt thốt nốt và hạt đác bằng vị

Hạt thốt nốt thì gần giống như dừa nước, ăn dẻo mềm hơn, cắn vào ở giữa hơi rỗng ruột và còn chứa nước, ruột thốt nốt trắng nõn nhưng không ngọt lắm nên thường được dùng chung với ly đá có nước thốt nốt lấy từ cuống hoa của loài cây này. Còn cùi thịt hạt đác dày, dẻo cứng và đặc ruột và chúng có hình bầu dục nhưng khi nhai thì rất giòn dai, phải chế biến rim đường thì mới dùng được.

Thốt nốt Hạt đác

Số múi khác nhau của trái thốt nốt và trái đác.

Cây và hạt thốt nốt

Thốt nốt là loài thực vật họ cau được trồng nhiều ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Dọc theo những tuyến đường về vùng biên giới giáp ranh Campuchia, trái thốt nốt hay hạt thốt nốt được bày bán nhiều ở ven đường và rất hút khách du lịch. Trái thốt nốt to bằng trái dừa xiêm, mỗi trái có khoảng 4 múi, và khi chặt ra thì bên trong múi đó mới có từng hạt rời, mỗi hạt sẽ có một 1 lớp bọc ngoài, gọt lớp áo này ra thì mới có được các hạt cơm thốt nốt trắng trong. Trong múi thốt nốt có nước vị như nước dừa nhưng mùi vị lại đặc biệt và rất riêng.

Thốt nốt sau khi chín có màu nâu cánh gián, nhẵn bóng và to bằng trái dừa xiêm.

Để lấy được nước thốt nốt, mỗi ngày chủ nhân phải trèo lên ngọn cây bằng chiếc thang tre mỏng manh rất nguy hiểm để thu lấy nước thốt nốt. Trái thốt nốt non có màu xanh, mọc thành buồng (miền Nam gọi là quày), trái to bằng nắm tay, mỗi buồng có đến vài chục quả. Trái già ngả sang màu nâu cánh gián bóng nhẵn. Hạt thốt nốt mua về làm bánh bò, bánh lá, rau câu…thậm chí là cả rượu thốt nốt.

Giá bán dao động từ 25k đến 40k/kg

Hạt đác

Cây hạt đác chỉ mọc trong các khu rừng miền Trung khác với cây hạt thốt nốt mộc ở khu vực đồng bằng. Đặc biệt cây hạt đác xuất hiện nhiều ở Nha Trang nhưng ít người biết đến. Quả cây hạt đác giống quả dừa non, nhỏ hơn quả cây hạt thốt nốt, chỉ to bằng cái nắm tay, mọc thành những buồng lớn. Nhưng để lấy được hạt đác mang về nhà thì rất khó khăn, người ta vào tận trong rừng, chặt cả cây, canh rắn rết quanh gốc cây rồi mới mang được những buồng hạt đác về. Quả cây hạt đác thường có nhiều nhựa lại gây ngứa nên khi mang được về rồi, người ta phải chất thành những đống lớn, đem đốt cháy vỏ ngoài rồi mới ép lấy hạt đác.

Quả hạt đác sau khi hái đem về từ rừng

Hiện nay hạt đác đang trở thành hàng “hot” được nhiều chị em yêu ẩm thực săn lùng nhiều nhất trong hè này, thu hút không kém gì hạt thốt nốt. Hạt đác muốn ngon thì sau khi mua về nên rim cùng với mật ong và đường sẽ có màu hơi vàng và hạt trong cùng vị ngọt thanh của mật ong. Còn nếu chỉ rim đường không thì hạt sẽ có màu trắng trong mà vị ngọt sẽ hơi gắt hơn so với rim cùng mật ong. Ngon miệng, lạ vị lại có thể chế biến được thành nhiều món như hạt đác rim đường, sữa chua hạt đác, chè hạt đác…

Giá bán dao động từ 55k đến 65k/kg

Qua bài viết này bạn sẽ dễ dàng để nhận ra hạt đác hay hạt thốt nốt rồi đúng không nè?

Dun Dun