Câu hỏi:
Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn?
Bạn đang xem: Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn?
A. 2 chiều vật thể
B. 3 chiều vật thể
C. 4 chiều vật thể
D. 1 chiều vật thể
Xem thêm : Tính Chất Đường Tròn Ngoại Tiếp Tam Giác Vuông, Tam Giác Cân, Tam Giác Đều
Đáp án đúng B.
Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn 3 chiều vật thể, được xây dựng bằng phép chiếu song song, thông số cơ bản của hình chiếu trục đo gồm 2 thông số là góc trục đo và hệ số biến dạng.
Giải thích vì sao chọn B là đúng
Để dễ nhận biết hình dạng vật thể, trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng hình ba chiều như hình chiếu trục đo hoặc hình chiếu phối cảnh để bổ sung cho các hình chiếu vuông góc. Một vật thể gắn vào hệ trục toạ độ vuông góc OXYZ với các trục toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng, cao của vật thể. Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ vuông góc lên mặt phắng hình chiếu P’ theo phương chiếu l (l không song song với P’ và bất cứ trục toạ độ nào). Kết quả thu được V’ trên P’ – đó chính là hình chiếu trục đo của V. Vậy Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể, được xây dựng bằng phép chiếu song song.
Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo gồm 2 thông số là góc trục đo và hệ số biến dạng.
+ Trong phép chiếu trên, hình chiếu của các trục toạ độ là các trục O’X’; O’Y’ O’Z’ gọi là các trục đo. Góc giữa các trục đo gọi là góc trục đo
+ Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.
Xem thêm : Chức năng nhà nước: Khái niệm, phân loại, các yếu tố quy định
– Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu và ba hệ số biến dạng bằng nhau.
– Hình chiếu trục đo vuông góc đều của một hình tròn nằm trong các mặt phẳng song song với các mặt toạ độ là một hình Elip theo các hướng khác nhau.
– Trong hình chiếu trục đo xiên góc cân, phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng chiếu, mặt phẳng toạ độ XOZ đặt song song với mặt phẳng hình chiếu (XOZ // (P’)).
Mọi người cùng hỏi:
Câu hỏi 1: Hình chiếu trục đo là gì?
Trả lời: Hình chiếu trục đo là biểu đồ hoặc hình vẽ thể hiện sự thay đổi của một đại lượng trong không gian 3D khi được chiếu lên các mặt phẳng hoặc trục đo cụ thể.
Câu hỏi 2: Hình chiếu trục đo được sử dụng trong lĩnh vực nào?
Trả lời: Hình chiếu trục đo thường được sử dụng trong hình học, hình học mô tả và trong các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật vẽ và biểu diễn không gian 3D như kiến trúc, đồ họa máy tính, thiết kế công nghiệp, và nhiều lĩnh vực khác.
Câu hỏi 3: Có những loại hình chiếu trục đo nào thường được sử dụng?
Trả lời: Hai loại hình chiếu trục đo phổ biến là hình chiếu nguyên tắc (axonometric projection) và hình chiếu phối cảnh (perspective projection). Hình chiếu nguyên tắc chia không gian thành các hình chiếu vuông góc lên các trục đo, trong khi hình chiếu phối cảnh sử dụng các quy tắc phối cảnh để tạo ra hình vẽ có hiệu ứng 3D.
Câu hỏi 4: Tại sao hình chiếu trục đo quan trọng trong việc biểu diễn không gian 3D?
Trả lời: Hình chiếu trục đo cho phép biểu diễn các đối tượng và không gian 3D trên các mặt phẳng hoặc trục đo 2D, làm cho thông tin trở nên dễ hiểu và dễ trình bày. Điều này hữu ích trong việc trình bày ý tưởng, kế hoạch và thiết kế trong các lĩnh vực như kiến trúc, thiết kế sản phẩm và nhiều lĩnh vực khác.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp