Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp vô sản (công nhân)?

1. Sự ra đời của giai cấp công nhân:

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản. Nguồn gốc giai cấp vô sản xuất phát từ những người Nông dân mất ruộng đất phải đi làm thuê, thợ thủ công phá sản trở thành công nhân. Chính vì điều này, vào cuối thế kỷ XVIII Giai cấp vô sản đã được ra đời, trước tiên là ở Anh sau đó là nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tại thời điểm lúc bấy giờ đời sống của giai cấp công nhân:

– Không có đủ tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình để kiếm sống qua ngày;

– Lao động vất vả nhưng tiền lương nhận lại thì ít và luôn bị các nhà tư bản đe dọa sa thải.

– Ở Anh, mỗi công nhân trong các xí nghiệp dệt (kể cả phụ nữ và trẻ em) phải lao động từ 14 – 15 giờ, thậm chí có nơi 16 – 18 giờ.

– Điều kiện làm việc tồi tệ bởi môi trường ẩm thấp, nóng nực, bụi bông phủ đầy những căn phòng chật hẹp.

– Tiền lương rất thấp không tương xứng với sức lao động đã bỏ ra, đối với lương của phụ nữ, trẻ em còn rẻ mạt hơn.

Do đó, mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng trở lên gay gắt đã dẫn đến nhiều các cuộc đấu tranh đòi lợi quyền lợi.

Giai cấp công nhân xuất thân từ rất nhiều giai cấp và tầng lớp trong xã hội và là sản phẩn của nền đại công nghiệp. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân thể hiện qua các phương diện sau:

Về phương diện kinh tế – xã hội: Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân là người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hàng công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. Đặc điểm nổi bật: sản xuất bằng máy móc, lao động có tính chất xã hội hóa, năng xuất lao động cao,…

Về phương diện chính trị – xã hội: Giai cấp công nhân không sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, là lực lượng chính trị cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Đồng thời, giai cấp công nhân đối kháng với giai cấp tư sản hình thành nên những mâu thuẫn gay gắt với tư sản.

Sự phát triển của thời đại công nghiệp đã tập hợp giai cấp công nhân lại thành một tập đoàn rộng lớn, trở thành giai cấp vô sản hiện đại. Do vậy, giai cấp công nhân ra đời gắn liền với sự phát triển của đại công nghiệp, là sản phẩm của nền đại công nghiệp, lớn lên cùng sự phát triển của nền đại công nghiệp đó.

2. Giai cấp vô sản (công nhân) là gì?

Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất hết tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc bán sức lao động của mình đế sống.

Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại. Giai cấp này đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người không có gì hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình.

Giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

3. Đặc điểm của giai cấp công nhân:

Để hiểu hơn về giai cấp công nhân chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về một số đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, Giai cấp công nhâ là giai cấp lao động bằng phương thức công nghiệp, lao động bằng máy móc, năng suất lao động cao;

Thứ hai, Giai cấp công nhân là giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản, góp phần xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính quyền và làm chủ xã hội.

Thứ ba, Giai cấp công nhân là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đat, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.

Thứ năm, Giai cấp công nhân là những người có tính tổ chức, kỳ luật lao động cao, có tinh thần cách mạng triệt để được xem là ” giai cấp dân tộc” – vừa có quan hệ quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình.

Thứ sáu, Giai cấp công nhân có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình. Hệ tư tưởng đó là chủ nghĩa Mác-Lênin vừa phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vừa dẫn dắt giai cấp công nhân trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người.

4. Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp vô sản:

Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại giới chủ là đấu tranh kinh tế. Phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng là hình thức đấu tranh tự phát đầu tiên của công nhân. Phong trào đấu tranh diễn ra từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Đầu tiên ở Anh rồi lan sang các nước khác.

Đấu tranh kinh tế có nhiệm vụ trước mắt là bảo vệ những lợi ích hàng ngày của công nhân nói chung như tăng lương, rút ngắn thời gian lao động, cải thiện điều kiện sống…Đấu tranh kinh tế bao gồm nhiều hình thức đa dạng và có vai trò rất quan trọng nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của giai cấp vô sản. Nếu không có đấu tranh kinh tế thì không thể giành và bảo vệ được những quyền lợi hàng ngày của công nhân; không hạn chế được sự bóc lột của giai cấp tư sản và sẽ làm cho giai cấp vô sản nhanh chóng trở thành đám đông nghèo nàn, kiệt quệ. Ngoài ra, đấu tranh kinh tế còn có tác dụng tập hợp lực lượng, giác ngộ quần chúng trong cuộc đấu tranh giai cấp nói chung. Tuy nhiên, đấu tranh kinh tế chỉ hạn chế chứ không thể xoá bỏ được sự bóc lột của giai cấp tư sản, không thể đạt được mục đích cuối cùng là xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa.

Trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân đập phá máy móc, vì:

– Sự xuất hiện của máy móc trong xã hội tư bản không làm cải thiện đời sống công nhân mà chỉ khiến bọn địa chủ tăng cường bóc lột nhân dân.

– Công nhân cho rằng chính máy móc làm họ khổ, mất việc, bị chèn ép lương. Vì vậy, họ trút căm thù vào máy móc.

– Giai cấp công nhân chưa có tổ chức, ý thức giai cấp rõ ràng để tổ chức đấu tranh dưới hình thức khác.

Mặc dù đấu tranh đập phá máy móc không đem lại được những lợi ích to lớn, nhưng nó cũng đem lại một số ý nghĩa: thể hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột của công nhân, biểu hiện rõ nét của quy luật có áp bức sẽ có đấu tranh.

5. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam:

Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là nhân tố quan trọng để đưa công cuộc đổi mới đất nước đi đến chiều sâu, giúp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ ở trong quá khứ, lịch sử mà nó còn tồn tại cho mãi đến ngày nay.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được thực hiện trên 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của mình tiến hành một cuộc đấu tranh giành chính quyền về tay mình, thiết lập chuyên chính vô sản.

Giai đoạn 2: Giai cấp công nhân liên minh với nhân dân lao động để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản.

Hai giai đoạn trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó giai đoạn 2 là quan trọng để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

Nội dụng sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

Kinh tế: Giai cấp công nhân đại biểu cho quan hệ sản xuất mới – dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; ở những nước quá độ ” bỏ qua”, giai cấp công nhân đóng vai trò nòng cốt giải phóng và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Chính trị – xã hội: Tiến hành cách mạng chính trị, lập đổ sư thống trị của giai cấp tư sản, thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Văn hóa, tư tưởng: Tiến hành cách mạng về văn hóa, tư tưởng, xây dựng nền văn hóa mới, trên nền tằng hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân; phát triển văn hóa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa,..

Ngày nay, sau hơn 30 năm đổi mới thì giai cấp công nhân Việt Nam đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng, đa dạng cơ cấu về ngành nghề, nắm vững tri thức về khoa học công nghệ tiên tiến.