Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, tổ chức mà còn là trách nhiệm của từng cá nhân. Vì vậy, bài viết dưới đây của của ACC về Hoạt động bảo vệ môi trường là gì? [Cập nhật 2023] hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
- Top nhóm nhạc Hàn Quốc nổi tiếng nhất thế giới hiện nay
- Xem tử vi tuổi Đinh Dậu 1957 – Nam mạng năm 2024 CHI TIẾT NHẤT
- Sử thi Iliad và Odyssey – 2 bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp
- Na hóa trị mấy? Các tính chất và ứng dụng của Natri
- Hiện tượng thời tiết rét đậm, rét hại, nắng nóng và nguyên nhân hình thành?
Hoạt động bảo vệ môi trường là gì? [Cập nhật 2023]
I. Khái niệm hoạt động bảo vệ môi trường
Theo quy định tại Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014:
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.
II. Các hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích
Theo quy định tại Điều 6, Luật Bảo vệ môi trường 2014, có 12 phương thức hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích
– Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.
– Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
– Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.
– Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn.
– Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường.
– Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường.
Xem thêm : Chân gà Hey Yo bao nhiêu calo? Ăn chân gà cần lưu ý gì?
– Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm toán môi trường; tín dụng xanh; đầu tư xanh.
– Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường.
– Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân thiện với môi trường.
– Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư.
– Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường.
– Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện hợp tác công tư về bảo vệ môi trường.
III. Các hành vi nghiêm cấm đối với môi trường
Theo quy định tại Điều 6, Luật Bảo vệ môi trường 2014, có 16 hành vi bị nghiêm cấm sau đây:
– Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.
– Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.
– Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
– Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
– Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.
Xem thêm : Hợp đồng nào có thể giao kết bằng lời nói?
– Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.
– Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
– Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
– Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
– Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
– Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
– Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
– Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
– Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người.
– Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Hoạt động bảo vệ môi trường là gì? [Cập nhật 2022]. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Hoạt động bảo vệ môi trường là gì? [Cập nhật 2022], quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp