Khi lên đại học, tân sinh viên sẽ phải làm quen với môi trường mới, phương pháp học mới, và cả những khái niệm mới mà các em lần đầu được nghe nhắc tới. Chẳng hạn như điểm rèn luyện, tiểu luận nhóm, thuyết trình nhóm, học cải thiện,… và trong đó có cả “tuần sinh hoạt công dân” nữa. Vậy tuần sinh hoạt công dân là gì? Có bắt buộc sinh viên phải tham gia không?
>> Nhận thông báo các bài viết mới nhất về học tập, thi cử, giải đáp các thắc mắc của sinh viên năm 1
Bạn đang xem: Tuần Sinh Hoạt Công Dân Là Gì? Có Bắt Buộc Sinh Viên Tham Gia Không?
Tuần sinh hoạt công dân là gì?
Tuần sinh hoạt công dân thường sẽ kéo dài trong một tuần, bao gồm khoảng 3-4 buổi sinh hoạt tập trung trong hội trường lớn, để nhà trường giới thiệu về trường học, phổ biến cho sinh viên những quy định, nội quy trường học, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những lưu ý trong cách tính điểm, cách xét học bổng, phương pháp học và thi, nhằm giúp sinh viên nắm được đầy đủ thông tin cần thiết để có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào năm học mới. Song song đó, tuần sinh hoạt công dân cũng giúp sinh viên nắm rõ những quyền lợi, nghĩa vụ, nâng cao ý thức đạo đức và trách nhiệm của mình dưới vai trò sinh viên và cả vai trò một công dân hữu ích cho xã hội nữa.
>> 6 việc làm thêm sinh viên part time lương cao năm 2023
Vì sao phải tham gia tuần sinh hoạt công dân?
Tuần sinh hoạt công dân được một số sinh viên cho rằng nó khá nhàm chán, buồn ngủ, khi mình chỉ ngồi yên một chỗ rồi nghe thầy cô nói huyên thuyên đủ thứ. Chính vì thế nên sinh viên thường thắc mắc rằng “Vì sao phải tham gia tuần sinh hoạt công dân?”. Bất kỳ điều gì cũng đều có lý do của nó, bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ không bắt sinh viên tham gia sinh hoạt công dân nếu như nó không mang lại giá trị gì và hoàn toàn vô nghĩa đối với các em. Nhà trường cũng không dư thời gian, công sức, để tổ chức tuần sinh hoạt công dân mà không có mục đích gì. Dưới đây là một số giá trị mà nó sẽ mang lại:
- Đối với tân sinh viên năm nhất, các em vừa bước chân vào môi trường đại học, còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với các quy định, nội quy ở trường đại học, cũng chưa biết rõ về chương trình học, cách tính điểm trung bình, cách xét học bổng,… những thông tin này sẽ đều được phổ biến cụ thể trong tuần sinh hoạt công dân, nhằm giúp tân sinh viên có đầy đủ hành trang cần thiết để nhanh chóng thích nghi và học tốt ở đại học.
- Đối với sinh viên sắp sửa chọn chuyên ngành, tuần sinh hoạt công dân cũng sẽ dành thời lượng để giới thiệu các chuyên ngành mà trường đang đào tạo, những ưu nhược điểm, cơ hội việc làm khi ra trường, để sinh viên có đầy đủ thông tin khi cân nhắc lựa chọn chuyên ngành sao cho phù hợp nhất.
- Đối với sinh viên sắp đi thực tập, tuần sinh hoạt công dân cũng cung cấp những thông tin quan trọng, giới thiệu một số công việc thực tập phù hợp với từng chuyên ngành và những lưu ý cho sinh viên khi đi thực tập.
- Đối với sinh viên năm cuối sắp ra trường, tuần sinh hoạt công dân cũng có chuyên đề giúp các em hướng nghiệp, chuẩn bị hành trang và kinh nghiệm ứng tuyển để tự tin tìm việc khi ra trường.
Xem thêm : Ăn cà chua đúng cách, tưởng khó mà dễ ợt mẹ bầu ơi!
Bên cạnh đó, tất nhiên trong tuần sinh hoạt công dân cũng sẽ cập nhật những thông tin, quy định mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để toàn bộ sinh viên nắm rõ các thông tin chuẩn xác nhất, liên quan trực tiếp tới việc học và thi của mình. Đồng thời, cũng nhắc lại về những quyền lợi, nghĩa vụ, nâng cao ý thức đạo đức và trách nhiệm của các em dưới vai trò sinh viên và cả vai trò một công dân hữu ích cho xã hội. Ngoài ra, đó cũng là dịp để phát động các phong trào thi đua học tập, hoạt động phong trào lớn trong học kỳ, để sinh viên cùng nhau tích cực học tập và năng nổ tham gia các phong trào trong trường.
>> Làm thế nào để sinh viên hoà nhập với bạn bè ở đại học?
Có bắt buộc sinh viên tham gia sinh hoạt công dân?
Sau khi tìm hiểu tuần sinh hoạt công dân là gì và vì sao phải tham gia, thì tiếp tục có một câu hỏi nữa được đặt ra chính là “Có bắt buộc sinh viên tham gia sinh hoạt công dân không?” – Câu trả lời là có. Mặc dù không phải môn học chính thức trong chương trình học, nhưng tuần sinh hoạt công dân là một hoạt động bắt buộc sinh viên phải tham gia đầy đủ, có điểm danh, và có cả bài thu hoạch mà các em phải làm sau khi kết thúc tuần sinh hoạt công dân nữa. Tức là nếu sinh viên vắng mặt bất kỳ buổi nào, thì cũng đều sẽ có chế tài, và nó sẽ ảnh hưởng tới kết quả bài thu hoạch của mình, vì trong bài thu hoạch sẽ có những câu hỏi liên quan tới các vấn đề đã được nhắc đến trong các buổi sinh hoạt công dân.
Bài thu hoạch SHCD có tính điểm không?
Ở phần trước, chúng ta có nhắc tới bài thu hoạch sinh hoạt công dân, vậy thì bài này có tính điểm không? – Câu trả lời là có, bài thu hoạch SHCD có tính điểm theo thang điểm 10, và sẽ được cộng trực tiếp vào điểm rèn luyện trong từng học kỳ. Và tất nhiên, nếu điểm bài thu hoạch sinh hoạt công dân thấp, nó sẽ kéo điểm rèn luyện xuống, ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch săn học bổng hoặc xét danh hiệu sinh viên 5 tốt của các em.
Có một điều mà sinh viên cần lưu ý, đó chính là điểm bài thu hoạch SHCD sẽ không liên quan đến điểm trung bình tích luỹ, không tính vào điểm học tập, nên sẽ không ảnh hưởng tới kết quả học tập và xếp loại tốt nghiệp của các em. Dù không tính vào điểm trung bình tích luỹ, nhưng nó lại tính vào điểm rèn luyện, nên nhiều bạn sinh viên cũng mong muốn đạt điểm cao trong bài thu hoạch SHCD, vậy các em có thể tham khảo hướng dẫn cách làm bài thu hoạch SHCH điểm cao ở phía bên dưới.
Xem thêm : Công ty CP Nông nghiệp giá tốt
>> Điểm rèn luyện và những điều sinh viên chưa chắc đã biết
Hướng dẫn cách làm bài thu hoạch SHCD điểm cao
Để làm bài thu hoạch SHCH điểm cao, thì đầu tiên, sinh viên cần đảm bảo mình tham gia đầy đủ các buổi trong tuần sinh hoạt công dân và tập trung lắng nghe, nắm bắt các thông tin, ghi chép lại những nội dung quan trọng. Vì làm bài thu hoạch SHCD có thể sử dụng tài liệu, nên mình càng ghi chép nhiều thì sẽ càng có nhiều cơ sở, dữ liệu để đưa vào bài làm. Ngoài ra, khi tập trung lắng nghe, thì các em cũng sẽ nắm vững các thông tin hơn, và sẽ dễ dàng tìm xem thông tin đó đang nằm ở khúc nào trong tài liệu, giúp việc làm bài nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Ngược lại, nếu không tập trung lắng nghe trong các buổi sinh hoạt công dân, thì các em sẽ loay hoay, khó lòng làm được bài thu hoạch, dễ dẫn tới trường hợp bài làm lan man, lạc đề và bị điểm thấp. Ngoài ra, một bí quyết nữa để giúp sinh viên làm bài thu hoạch SHCD điểm cao chính là hãy viết theo ý của mình, theo cách mình hiểu, chứ đừng chép y nguyên trong tài liệu ra, đồng thời, các em cũng cần khéo léo lồng ghép những ví dụ, dẫn chứng thực tiễn vào trong bài làm của mình để tăng thêm sự thuyết phục, sinh động, và giúp mình ghi điểm trong mắt người chấm bài.
Bài viết này đã giúp các em hiểu rằng tuần sinh hoạt công dân là gì, có bắt buộc phải tham gia không, mang lại cho sinh viên những giá tri gì và một số lưu ý giúp sinh viên làm bài thu hoạch SHCD điểm cao. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em hoàn thành tốt tuần sinh hoạt công dân và bài thu hoạch của mình nhé!
>> Các chức vụ trong ban cán sự lớp ở đại học
Hỏi đáp nhanh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp