Hợp đồng cộng tác viên có thời hạn bao lâu?

Hợp đồng cộng tác viên là văn bản quan trọng trong quan hệ giữa doanh nghiệp và cộng tác viên. Cộng tác viên là người làm việc tự do, cộng tác với tổ chức để thực hiện những công việc đã được định lượng sẵn khối lượng công việc, thời gian, địa điểm, thù lao. Hợp đồng cộng tác viên có thời hạn bao lâu? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.

Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý độc về hợp đồng cộng tác viên có thời hạn bao lâu?

Hợp đồng cộng tác viên có thời hạn bao lâu?

1. Cộng tác viên là gì?

Cộng tác viên là người làm việc tự do, cộng tác với tổ chức để thực hiện những công việc đã được định lượng sẵn khối lượng công việc, thời gian, địa điểm, thù lao. Đây là một công việc tự do, không quá gò bó, mang tính chủ động cao. Ngoài ra, đối với một số loại hợp đồng, cộng tác viên không cần phải đến công ty và làm việc theo quy chuẩn như những nhân viên chính thức.

2. Hợp đồng cộng tác viên là gì

Hợp đồng cộng tác viên là văn bản quan trọng trong quan hệ giữa doanh nghiệp và cộng tác viên. Hiện nay không có một quy định cụ thể nào về Hợp đồng cộng tác viên (CTV). Tuỳ thuộc vào đối tượng hợp đồng và các điều khoản quyền, nghĩa vụ các bên để nhận định. Vì vậy không có khái niệm cụ thể hợp dồng cộng tác viên là gì? Hợp đồng CTV có thể là Hợp đồng dịch vụ hoăc là hợp đồng lao động.

3. Hợp đồng cộng tác viên có thời hạn bao lâu?

Theo như khái niệm cộng tác viên và hợp đồng cộng tác viên như đã trình bày ở trên thì hơp đồng cộng tác viên có thời hạn ngắn và làm việc tự do không gò bó về thời gian nên thường người sử dụng sẽ lựa chọn hợp đồng có thời hạn.

Cộng tác viên ký kết hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng hoặc hợp đồng theo mùa vụ, khi hết hạn mà vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới.

Như vậy, thời hạn hợp đồng cộng tác viên từ 12 tháng đến 36 tháng tùy theo sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động.

4. Hợp đồng cộng tác viên là Hợp đồng dịch vụ

Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:

“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.

Bên cung ứng dịch vụ có các quyền sau đây:

– Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.

– Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.

– Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.

Như vậy, trong hợp đồng cộng tác viên, cộng tác viên sẽ là bên thực hiện dịch vụ. Khi đó, bên nhận cộng tác viên làm việc sẽ chi trả chi phí dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này. Cộng tác viên chỉ việc hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian cụ thể mà hai bên đã thỏa thuận.

5. Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động

Theo Điều 15 Bộ luật lao động 2019 quy định:

“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.

Như vậy, nếu cộng tác viên và người sử dụng lao động có các điều khoản như trên, thì có thể nhận định Hợp đồng cộng tác viên là Hợp đồng lao động.

Còn nếu công ty ký kết hợp đồng lao động đối với cộng tác viên, khi đó, quan hệ lao động sẽ được phát sinh, và các bên sẽ bị ràng buộc bởi rất nhiều các quy tắc như (Nội quy lao động, điều lệ công ty, thời gian làm việc trong một ngày, thời gian nghỉ lễ…) thì người được tuyển dụng xem như đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và tùy theo thời hạn ký kết hợp đồng mà xác định đó là hợp đồng lao động nào.

6. Những câu hỏi thường gặp.

6.1. Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:

“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.

Theo quy định pháp luật, hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ, trong đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên. Bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này.

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng cộng tác viên theo hình thức hợp đồng dịch vụ. Người làm việc cho doanh nghiệp cung cấp một dịch vụ làm việc bán thời gian hưởng lương dựa trên doanh số mình bán ra, không chịu sự quản lý về thời gian làm việc, quyền và nghĩa vụ,… trong Bộ luật Lao động mà được quy định tại Chương 9 trong Bộ luật Dân sự. Khi đó, hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ, không phải hợp đồng lao động nên cá nhân cung ứng dịch vụ không phải là người lao động nên không áp dụng chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.

Do đó, hợp đồng cộng tác viên không phải đóng bảo hiểm xã hội.

6.2. Cộng tác viên là ai?

Cộng tác viên đã trở thành cụm từ quá quen thuộc trong thị trường lao động trong những năm gần đây. Đây là những người làm việc một cách tự do, không thuộc biên chế chính thức của bất cứ một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào.

6.3. Hợp đồng cộng tác viên là gì?

Hiện hành, chưa có quy định cụ thể khái niệm hợp đồng cộng tác viên. Tuy nhiên, có thể xem hợp đồng cộng tác viên là một dạng của hợp đồng dịch vụ.

Cụ thể, theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cộng tác viên.

6.4. Hợp đồng cộng tác viên có được xem là hợp đồng lao động?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Căn cứ quy định nêu trên, nếu hợp đồng cộng tác viên đáp ứng các điều kiện sau thì sẽ được xem là hợp đồng lao động:

– Có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương.

– Có nội dung thể hiện về sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên.

Nếu hợp đồng cộng tác viên được xác định là hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động và người lao động phải tuân thủ các quy định của Bộ luật lao động (như đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp,…) Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ.

Như vậy, tùy từng trường hợp mà hợp đồng cộng tác viên có thể được xem là hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dịch vụ.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về hợp đồng cộng tác viên có thời hạn bao lâu? để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.