Khi nền kinh tế ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, gia tăng cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải nỗ lực nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Một trong những giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hiệu quả đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ để cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất.
Máy cắt công nghệ cao tại Công ty cổ phần May Nam Hà.
Bạn đang xem: Thi đua cải tiến, hợp lý hóa sản xuất, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Xem thêm : Công an có được gửi tin nhắn, gọi điện thoại mời lên làm việc?
Tại Công ty cổ phần May Nam Hà (Thành phố Nam Định), phong trào thi đua lao động sáng tạo đã trở thành hoạt động thường xuyên của cán bộ, công nhân. Ban giám đốc, Công đoàn công ty thường xuyên “đặt hàng” sáng kiến theo các phương thức thưởng “nóng” bằng tiền, hiện vật và tăng lương trước thời hạn đối với người lao động có sáng kiến tiêu biểu. Những sáng kiến tiêu biểu còn được tuyên dương, chia sẻ áp dụng, nhân rộng trong toàn công ty để nâng cao hiệu quả sản xuất. Do đó, phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa lao động của công ty phát triển mạnh mẽ, góp phần đảm bảo an toàn lao động, tối ưu hóa chế độ vận hành máy móc thiết bị, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm chi phí, nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần May Nam Hà cho biết: Phong trào thi đua sáng tạo, cải tiến kỹ thuật của công ty đã được thực hiện nền nếp từ nhiều năm nay và trở thành trách nhiệm của mỗi cán bộ, công nhân viên, trong mọi phần việc lớn, nhỏ, từng đơn hàng, từng bộ phận sản xuất. Mỗi năm, công ty có hàng trăm sáng kiến có giá trị. Tiêu biểu như sáng kiến bố trí công nhân giỏi ở các xưởng sản xuất tham gia vào quá trình chuyển đổi mã hàng thay vì chỉ có cán bộ kỹ thuật như trước đây. Những công nhân giỏi hiểu sâu về kỹ thuật tại chuyền may khi tiếp thu các yêu cầu chuyển đổi mã hàng sẽ biết tư duy cách làm hợp lý, sắp xếp lao động trong tổ sản xuất phù hợp với yêu cầu công việc, vì vậy đã trở thành hạt nhân quan trọng cùng với cán bộ kỹ thuật rút ngắn quy trình chuyển giao mã hàng cho bộ phận sản xuất. Hay như sáng kiến vận hành dây chuyền treo thông minh của chị Trịnh Thị Lê, tổ 12B. Năm 2018, công ty đầu tư dây chuyền treo thông minh thay thế hệ thống chuyền may thủ công sử dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi người lao động phải có kiến thức tin học mới điều khiển được nên nhiều công nhân rất ngại tiếp cận. Chị Lê đã lựa chọn tập hợp các công nhân giỏi trong tổ, đề xuất với tổ kỹ thuật hướng dẫn công nghệ, lên phương án triển khai sản xuất thử nghiệm, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm trong phạm vi tổ và từng cá nhân. Dần dần tất cả các thành viên trong tổ đều vận hành thành thục dây chuyền treo thông minh; tổ 12B trở thành đơn vị làm chủ công nghệ hiện đại sớm nhất trong toàn công ty. Sau khi vận hành thành công dây chuyền treo thông minh giúp năng suất lao động của tổ 12B tăng từ 10-20% (tùy theo từng mã hàng); việc kiểm soát tiến độ, chất lượng sản phẩm được thể hiện ngay trên các bảng điện tử tại vị trí làm việc của các công nhân và ngăn ngừa sai lỗi, kết thúc mã hàng chính xác. Sáng kiến của chị Lê được nhân rộng trong toàn công ty giúp rút ngắn thời gian đưa chuyền treo thông minh vào vận hành, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng nước ngoài. Cũng nhờ những sáng kiến của cán bộ, công nhân trong năm 2018, công ty vừa đẩy nhanh tiến độ phát triển thêm cơ sở sản xuất mới và thay đổi toàn bộ công nghệ may nhưng sản xuất vẫn đảm bảo được tốc độ tăng trưởng trung bình như mọi năm.
Đối với Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định thì việc phải liên tục thay đổi mẫu mã sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng trong khi máy móc, công nghệ không thể cập nhật chuyển đổi nhanh theo từng chi tiết nhỏ của sản phẩm đặt ra yêu cầu phải “Cải tiến liên tục và sáng tạo không ngừng”, khuyến khích động viên cán bộ kỹ thuật, người lao động tự điều chỉnh máy móc, cải tiến thiết bị thêm, bớt các chi tiết đáp ứng yêu cầu sản xuất. Từ năm 2016 đến nay, công ty có khoảng 50 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa lao động, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao. Giá trị làm lợi từ các đề tài sáng kiến trong năm 2016 của công ty là 6,1 tỷ đồng và năm 2017 là trên 6,3 tỷ đồng. Một số đề tài có giá trị cao như: đề tài “cải tiến máy nan cong”; “chế tạo bàn gá chân cong cho máy mộng âm CNC” làm lợi trên 3 tỷ đồng do các cán bộ kỹ thuật tại Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu ở Khu công nghiệp Hòa Xá thực hiện; đề tài “chế tạo máy xẻ runen kép” làm lợi hơn 1 tỷ đồng do các cán bộ kỹ thuật tại Nhà máy đồ gỗ xuất khẩu Bảo Minh thực hiện. Những sáng kiến này đã góp phần giúp Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định giữ vững vị trí trong tốp doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chế biến gỗ. Mỗi năm công ty đạt doanh thu trên 500 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 30 triệu USD, tạo việc làm cho trên 2.200 lao động. Công ty còn được tập đoàn phân phối đồ gia dụng hàng đầu thế giới IKEY (Thụy Điển) xếp vào nhóm bạn hàng truyền thống, cho hưởng những ưu đãi như hỗ trợ kinh phí, thủ tục pháp lý cấp chứng chỉ rừng trồng, ký hợp đồng cung ứng hàng hóa dài hạn từ 3-5 năm; được ưu tiên lựa chọn sản phẩm cung ứng; được hỗ trợ tín dụng và tham gia vào các dự án phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực.
Xem thêm : Biển số xe 83 ở tỉnh nào? Biển số xe Sóc Trăng là bao nhiêu?
Phát huy trí tuệ tập thể, trách nhiệm mỗi cá nhân người lao động để cùng chung sức xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững đang là giải pháp của cộng đồng doanh nghiệp đóng góp quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế năm 2018 của tỉnh với giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng 13,5% giá trị hàng xuất khẩu đạt 1 tỷ 606,5 triệu USD, tăng 16,8% so với năm 2017./.
Bài và ảnh: Nguyễn Hương
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp