Các đơn vị hành chính của nước ta được chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trong đó: Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;
Bạn đang xem: Thị xã và thị trấn khác nhau như thế nào, có tương đương không?
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Hiện nay thì do các gọi gần giống nhau của thị xã và thị trấn nên nhiều người còn nhầm lẫn thị xã và thị trấn là tương đương như nhau.
Vậy sự khác nhau giữa thị xã và thị trấn là gì?
1. Thị xã
Thị xã là một đơn vị hành chính cấp huyện ở Việt Nam, dưới tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Theo cách phân cấp đô thị hiện nay, thị xã là đô thị loại IV hoặc loại III.
Là nơi đông dân cư, chủ yếu phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, thường là nơi tập trung các cơ quan đầu não của tỉnh.
Thị xã có quy mô nhỏ hơn thành phố, nhưng lớn hơn thị trấn. Thị xã được chia thành: nội thị xã và vùng ngoại thị xã (gọi tắt là nội thị, ngoại thị).
Xem thêm : 14 nhà hàng, quán ăn gia đình ngon ở Cần Thơ nổi tiếng và chất lượng nhất
Thị xã tương đương với:
– Tại các thành phố trực thuộc trung ương: quận (nội thành), thành phố trực thuộc trung ương (nội thành), huyện (ngoại thành)
– Tại các tỉnh: Huyện, thành phố thuộc tỉnh
2. Thị trấn
Thị trấn là đơn vị hành chính cùng cấp với xã, phường trực thuộc đơn vị hành chính cấp huyện, là khu vực tập trung dân cư, chủ yếu phát triển thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, Thị trấn là đô thị loại IV hoặc loại V
Các thị trấn được phân thành ba loại sau:
+ Các thị trấn huyện ly là đô thị – trung tâm huyện, có chức năng là trung tâm hành chính, dịch vụ, văn hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và chuyển giao công nghệ, khoa học – kĩ thuật của một huyện;
+ Các thị trấn là trung tâm dịch vụ, kinh tế, văn hoá cho một xã, một cụm xã hoặc một tiểu vùng;
+ Các thị trấn là đô thị vệ tinh được hình thành trong vùng ảnh hưởng, trực tiếp gắn với sự phát triển của đô thị trung tâm cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh hoặc vùng kinh tế – hành chính tỉnh.
Xem thêm : Hội nghị ianta diễn ra ở đâu?
Thị xã tương đương với: xã, phường, thị trấn đều được gọi chung là cấp xã. Tuy nhiên, xã và thị trấn thuộc đơn vị hành chính cấp huyện nên thị trấn là đơn vị hành chính tương đương với đơn vị hành chính cấp xã.
3. Điểm giống và khác nhau của thị xã và thị trấn
– Thị xã, thị trấn được xác định là đô thị
Căn cứ khoản 1 Điều 3, Điều 4 Luật Quy hoạch đô thị 2009 thì Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
Đô thị được phân thành 6 loại gồm loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V dựa trên nhiều tiêu chí như vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đô thị; quy mô dân số; mật độ dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.
Như vậy, “nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn” đều được xác định là bộ phận của đô thị.
– Thị xã lớn hơn thị trấn
Về quy mô, thị xã thường lớn hơn thị trấn và nhỏ hơn các thành phố và là nơi tập trung đông dân cư, sinh sống chủ yếu nhờ các hoạt động trong các lĩnh vực như: dịch vụ, công nghiệp, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Vậy thị xã tương đương với quận huyện tại thành phố trực thuộc trung ương, thị Trấn là đơn vị hành chính cùng cấp với xã nằm trong thị xã nên thị Xã sẽ lớn hơn Thị Trấn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp