Ngâm chân nước ấm là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng để thư giãn cơ thể, bảo vệ sức khỏe. Đối với bệnh nhân huyết áp cao, ngâm chân không chỉ làm giãn tĩnh mạch, hạ huyết áp mà còn thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cao huyết áp sau khi ngâm chân một thời gian lại thấy hiện tượng huyết áp không hạ mà còn tăng. Ngoài ra, sau khi ngâm, họ còn cảm thấy chóng mặt và gần như ngất xỉu.
Bạn đang xem: Người cao huyết áp nếu ngâm chân cần chú ý điều gì?
Trên thực tế, người mắc bệnh huyết áp cao có thể ngâm chân để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, họ cần phải chú ý ba điều dưới đây.
Xem thêm : Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì.
1. Không ngâm chân sau bữa ăn
Khi mới ăn xong, dạ dày cần được cung cấp máu nhiều hơn, lượng máu cung cấp cho ngoại vi theo đó sẽ giảm xuống. Một số người cao tuổi sau khi ăn no thường có biểu hiện chóng mặt, tụt huyết áp, liên quan sự phân phối lại máu trong cơ thể.
Nếu bạn ngâm chân lúc này, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, mạch máu giãn ra, lượng máu cung cấp đến ngoại vi tăng lên sẽ ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu trong dạ dày. Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ dẫn đến khó tiêu, khó chịu ở dạ dày.
2. Nhiệt độ của nước ngâm không được quá cao
Xem thêm : Khái quát sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam
Một số người cho rằng nước ngâm chân càng nóng càng có tác dụng làm giãn nở mạch máu tốt. Tuy nhiên, trên thực tế điều này hoàn toàn sai. Cách làm đúng khi ngâm chân là nhiệt độ nước không được vượt quá 40 độ, nếu cao hơn sẽ kích thích da, gây phản ứng căng thẳng, tăng huyết áp và nhịp tim. Tương tự, nếu nhiệt độ quá thấp cũng sẽ kích thích mạch máu và làm mạch máu co lại. Kiểu kích thích nóng lạnh này sẽ dẫn đến sự mất ổn định của các mảng xơ vữa mạch máu, thậm chí gây ra triệu chứng tắc mạch.
3. Thời gian ngâm không được quá lâu
Thời gian ngâm chân tốt nhất trong khoảng 20 phút, nếu quá lâu sẽ kích thích mạch máu giãn ra, dẫn đến huyết áp dao động lớn, gây chóng mặt và các cảm giác khó chịu khác. Mạch máu giãn nở quá mức cũng ảnh hưởng đến quá trình bơm máu, chức năng tim, thậm chí gây nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Hướng Dương (Theo Aboluowang)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp