Việc bố mẹ tặng cho con nhà đất là một hình thức chuyển nhượng tài sản phổ biến trong gia đình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn về thủ tục thực hiện để đảm bảo tính hợp pháp và quyền lợi của các bên. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục bố mẹ cho tặng nhà đất cho con, bao gồm: cơ sở pháp lý, hồ sơ cần thiết, trình tự, thủ tục thực hiện và các lưu ý sẽ được trình bày cụ thể qua nội dung bên dưới.
Tặng cho nhà đất cho con
Điều kiện để tặng cho nhà đất.
Theo điều 188 Luật đất đai năm 2013 thì điều kiện để tặng cho quyền sử dụng đất gồm 4 điều kiện:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Theo đó, cá nhân có quyền sử dụng đất hợp pháp; đất không có tranh chấp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và trong thời hạn sử dụng đất thì được quyền tặng cho người khác; cha mẹ có quyền tặng cho nhà đất cho con
Tặng cho nhà đất bằng miệng được không
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 502 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc chuyển nhượng, tặng cho nhà đất phải được công chứng, chứng thực.
Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan
Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 cũng quy định việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực.
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực
Từ những quy định trên, có thể thấy rằng để đảm bảo việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất là có giá trị về mặt pháp luật thì việc chuyển nhượng, tặng cho này phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực một cách hợp pháp.
Việc chuyển nhượng, tặng cho nhà đất chỉ bằng lời nói là không đáp ứng điều kiện về mặt hình thức của hợp đồng vì vậy không có giá trị về mặt pháp lý, nếu xảy ra tranh chấp về sau sẽ rất khó chứng minh.
Trên thực tế, tại Án lệ 03/2016/AL có trường hợp tặng cho đất chỉ bằng lời nói nhưng vẫn có giá trị, tuy nhiên trên để áp dụng án lệ thì vụ án phải có những tình tiết sự kiện tương tự như án lệ.
Nội dung khái quát của án lệ như sau:
Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng, nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất
Xem thêm : Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?
Từ đây có thể thấy rằng việc tặng cho nhà đất bằng miệng không phải là hoàn toàn không thể nếu vụ án có những tình tiết tương tự như án lệ nêu trên. Tuy nhiên để đảm bảo tính pháp lý thì việc tặng cho bất động sản vẫn nên được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.
Xem thêm một số bài viết liên quan:
- Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
- Đất được tặng cho bằng giấy viết tay có được công nhận không?
Trình tự và thủ tục tặng cho nhà đất giữa cha mẹ và con
Lập và công chứng, chứng thực hợp đồng tặng cho đất
Hợp đồng tặng cho nhà đất cho con
Theo quy định tại điểm a, d khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:
- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này
- Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã
Bên nhận tặng cho quyền sử dụng đất:
- CMND và hộ khẩu của cả hai vợ chồng.
- Chứng nhận kết hôn (nếu đã kết hôn) hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu chưa kết hôn).
Bên tặng cho quyền sử dụng đất:
- CMND ; hộ khẩu của cả hai vợ chồng.
- Chứng nhận kết hôn (nếu đã kết hôn) hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu chưa kết hôn).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ).
Theo đó, khi thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất thì bố mẹ và bạn phải lập hợp đồng tặng cho bằng văn bản và phải mang đi công chứng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, hồ sơ công chứng gồm các giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
- Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các bên; Sổ hộ khẩu.
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng tặng cho:
- Văn bản cam kết về đất được tặng cho là có thật
Đăng ký biến động đất đai.
Theo khoản 4 Điều 95 Luật đất đai năm 2013 thì đăng ký biến động đất đai được thực hiện khi:
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
Hồ sơ đăng ký sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con
Sau khi có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng/chứng thực thì con nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động quyền sử dụng đất căn cứ theo mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT).
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn/ giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Xem thêm : Giá net là gì? Tính giá Net khách sạn như thế nào?
Đăng ký biến động đất đai
Theo Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP thì nơi đăng ký biến động đất đai ở:
- Văn phòng đăng ký đất đai, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cụ thể:
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đăng ký biến động đất đai đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đăng ký biến động đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nếu hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Ban Quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế; Cảng vụ hàng không: Ban Quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế; Cảng vụ hàng không là đầu mối nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai tại khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay dân dụng.
Về thời hạn giải quyết đăng ký biến động đất đai căn cứ theo Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì thời hạn không quá 10 ngày đối với đăng ký biến động trong các trường hợp:
- Trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai;
- Xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
- Kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án;
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty;
- Thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, nhóm người sử dụng đất;
- Do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính hoặc thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký.
Nghĩa vụ thuế của việc tặng cho nhà đất
Khoản 4 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung 2013 thì:
Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau
Là thu nhập được miễn thuế. Do vậy, khi tiến hành thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ bố mẹ bạn sang cho bạn thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Khoản 10 Điều 10 Chương III Nghị định 10/2022/NĐ-CP Quy định các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ, trong đó có:
Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu
Do vậy, nếu bạn thuộc trường hợp bố mẹ tặng cho bạn quyền sử dụng đất lần đầu thì sẽ được miễn lệ phí trước bạ.
Tóm lại, khi bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho bạn sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân. Và nếu việc tặng cho của bố mẹ cho bạn lần đầu thì được miễn lệ phí trước bạ khi sang tên quyền sử dụng đất.
Xem thêm: Trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân khi tặng cho đất
Luật sư tư vấn về hợp đồng cho tặng nhà đất cho con.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục tặng cho quyền sử đất từ bố mẹ cho con
- Soạn thảo hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
- Tư vấn soạn thảo hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
- Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ, đăng ký biến động về đất đai
- Thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến đất đai sau khi được tặng cho
- Tư vấn tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Việc tặng cho nhà đất cho con được thực hiện thông qua các thủ tục, việc chuẩn bị hồ sơ phức tạp. Vì vậy trong quá trình thực hiện việc tặng cho không tránh khỏi trường hợp hồ sơ bị sai sót, cơ quan có thẩm quyền trả về. Vì vậy, bài viết đã giới thiệu một cách chi tiết về thủ tục hành chính liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đất trường hợp được tặng cho giữa cha mẹ với con cái. Thủ tục sang tên sổ đỏ cho con gái, con trai… Nếu còn vướng mắc Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp ngay với chúng tôi qua Hotline 1900.633.716 để được Luật sư chuyên tư vấn luật đất đai hỗ trợ giải đáp chi tiết miễn phí.
Một số bài viết liên quan đến tặng cho đất cho con có thể bạn quan tâm:
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu khi nào
- Thủ tục tặng cho đất khi chưa có sổ đỏ
- Tặng cho bất động sản cho con chưa đủ 18 tuổi có được không
Scores: 4.57 (35 votes)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp