Tiến sĩ John Ashworth, một chuyên gia da liễu người Anh khẳng định: “Rất nhiều người nghĩ rằng cháy nắng một chút không sao. Tuy nhiên, để da tiếp xúc nắng mà không có bất kỳ sự bảo vệ nào thì chẳng khác gì bạn hút 80 điếu thuốc lá/ngày”. Thật vậy, chúng ta vẫn thường nghe, dù có thể bỏ qua các bước làm đẹp, nhưng sử dụng kem chống nắng tuyệt đối không thể quên. Nhưng việc sử dụng kem không đúng cách hoặc không hiểu rõ các thông số và đặc tính kem sẽ khiến da xỉn màu và tổn thương. Do vậy, hãy cùng Tạp chí ELLE tìm lời đáp cho băn khoăn: Kem chống nắng giữ được bao lâu?
Để nắm được thời gian giữ được kem, bạn cần làm rõ hơn một số quan điểm dưới đây!
Hiệu ứng nhà kính kéo dài khiến tầng ozon mỏng dần, có nơi bị thủng (tầng ozon có vai trò như chiếc dù, ngăn chặn hầu hết tia tử ngoại xuống trái đất). Chủ quan không bảo vệ da trước hiện trạng tầng ozon bị phá hủy, làm số lượng người bị ung thư da càng tăng nhanh. Đó là lý do bạn cần kem chống nắng.
Hiện nay, kem chống nắng được chia thành hai loại:
Sunblock (Chống nắng vật lý)
- Ưu điểm: Loại kem chống nắng này có chức năng hình thành lớp màng “vô hình” bảo vệ phần lướn da khỏi các tia UV có hại và có khả năng duy trì trong thời gian dài.
- Nhược điểm: Sunblock thường để lại các dấu vết khi thoa lên da nên có thể gây nhờn rít.
Sunscreen (Chống nắng vậy lý)
- Ưu điểm: Hoạt động như màng lọc, có chức năng hấp thụ tia UV. Kem dễ thấm, không xuất hiện các vết thoa do dung dịch dễ dàng hòa lẫn với màu da.
- Nhược điểm: Mất thời gian chờ kem thấm vào da. Khả năng chống và thời gian bảo vệ không bằng Sunblock.
Dựa vào những đặc điểm trên, bạn có thể tùy chọn loại kem cho mỗi hoạt động khác nhau. Với những cô nàng thường xuyên ra đường, tham gia các hoạt động ngoài trời, biển… thì Sunblock là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Còn các quý cô có tần suất tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít hơn, như chỉ là từ nhà đến công sở thì hãy dùng Sunscreen nhé!
Sau khi hiểu về tính chất các loại kem chống nắng có trên thị trường, ELLE sẽ giải đáp thắc mắc: Kem chống nắng giữ được bao lâu?
Xem thêm : CMND được sử dụng đến khi nào? Gửi ảnh CMND cho người khác có sao không?
Trên mỗi sản phẩm kem chống nắng luôn luôn có thông số SPF nhất định. SPF được giải thích là chỉ số chống nắng, chỉ số này càng cao thì khả năng và thời gian bảo vệ da dưới nắng được đảm bảo. Tuy nhiên, SPF hầu như chỉ nói đến khả nắng chống tia UVB, chứ không đề cập đến chống UVA. Với những loại kem chống nắng loại trừ luôn cả tia UVA thường đi kèm các dấu hiệu sau:
- Trên sản phẩm có dấu hiệu vòng tròn có chữ UVA, ít nhất ba ngôi sao do EU quy định, nếu có đến 4 hay 5 ngôi sao thì có công dụng tốt hơn nữa..
- Trên bao bì có chỉ só PA (viết tắt của Protection Factor of UVA). Dấu cộng theo sao chữ PA thể hiện thời gian kem chốn nắng có tác dụng. PA+ thì bảo vệ trong khoảng 4 giờ, PA++ thì 8 giờ đồng hồ, PA+++ là loại cực mạnh, lên đến 12 giờ.
- Xuất hiện hai chỉ só trên sản phẩm. Ví dụ như: SPF 60-12, SPF 20A 20B hoặc UVA/UVB hay SPF 60 A=B. Điều này có nghĩ kem chống cả tia UVA lẫn UVB.
- Vỏ kem có đề “Full Spectrum” (tạm dịch: phổ rộng) hoặc “Broad Spectrum” thì bạn có thể yên tâm vì kem chống được cả hai loại tia UV.
Cách tính thời gian chống nắng an toàn cho da
Chỉ số SPF trê vỏ kem biểu thị cho mức độ chống nắng. Mỗi đơn vị SPF có khả năng bảo vệ da từ 10 đến 15 phút. Công thức này dành cho trường hợp ít tiếp xúc nắng hoặc có lớp bảo vệ khác.
Ví dụ: Bạn mua kem chống nắng có chỉ số SPF 30. Bạn sẽ lấy 30 x 10 (hoặc 15 phút) = 300 (hoặc 450 phút), tường đương 5 giờ hoặc tối đa là 7,5 giờ.
Ngoài ra, một phương pháp khác được áp dụng cho những cô nàng thường xuyên tiếp xúc với nắng. Công thức tính thời gian chống nắng cho da dựa trên chỉ số chống nắng và thời gian làn da bị kích ứng dưới nắng. Tùy thuộc vào mỗi làn da mà công thức này cho ra kết quả khác nhau.
Ví dụ: Khi ra ngoài nắng, khoảng bao lâu thì da bạn bắt đầu rát, ửng đỏ thì đó là thời gian da bị kích ứng dưới nắng. Thời gian trung bình là khoảng 5 phút, da sẽ có biểu hiện ngứa, rát, Vậy bạn có thời gian chống nắng cho da với dòng kem SPF 30 là: 30 x 5 = 150 phút, khoảng hơn 2 giờ đồng hồ.
Xem thêm : Bao sái bàn thờ trước hay cúng ông Táo trước
Dù công thức là vậy, nhưng khả năng chống nắng thực sự bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Cường độ nắng nơi bạn ở, mức độ tiết dầu, mồ hôi của da, chất lượng kem sử dụng, kem chống UVA hay UVB, là kem vật lý hay hóa học… và nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng khả năng chống nắng. Do vậy, cách tốt nhất để xác định là dựa vào cảm nhận của làn da. Nếu làn da bắt đầu “phản ứng” bằng cách đồ mồ hôi chứng tỏ nơi đó nắng gắt, rát nhẹ, lớp nền mỏng dần, da nhẹ như không trang điểm… là những dấu hiệu “nhắc nhở” bạn cần dặm lại kem chống nắng. Vậy để xác định kem chống nắng giữ được bao lâu, cách hữu hiệu nhất là dựa vào “tiếng nói” của làn da.
Xem thêm:
Sai lầm khi sử dụng kem chống nắng khiến da xỉn màu
5 kem chống nắng toàn thân phải có trong mùa Hè này
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp