a) Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hóa, nhằm mục đích giành ưu thế
Bạn đang xem: Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
trong sản xuất và trong tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành được thực hiện thông qua các biện pháp: cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, cải tiến mẫu mã… làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa do xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị
xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến hình thành giá trị xã hội của hàng hóa, tức là giá trị thị trường của hàng hóa, làm cho điều kiện sản xuất trung bình của một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hóa giảm xuống, chất lượng hàng hóa được nâng cao, chủng loại hàng hóa phong phú…
b) Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân bình quân
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.
Xem thêm : Vai trò của không khí đối với tự nhiên và sự sống con người
Trong xã hội có nhiều ngành sản xuất khác nhau, với các điều kiện sản xuất không giống nhau, do đó lợi nhuận thu được và tỷ suất lợi nhuận không giống nhau, nên các nhà tư bản phải chọn ngành nào có tỷ suất lợi nhuận cao nhất đểđầu tư.
Ví dụ: Trong xã hội có ba ngành sản xuất công nghiệp khác nhau: cơ khí, dệt, da; tư bản đầu tư đều là 100; tỷ suất giá trị thặng dư đều là 100%. Tư bản ứng trước đều chu chuyển hết giá trị vào sản phẩm. Nhưng do tính chất kinh tế, kỹ
thuật mỗi ngành khác nhau nên cấu tạo hữu cơ của các xí nghiệp cũng rất khác nhau. Nếu số lượng giá trị thặng dư của xí nghiệp nào tạo ra cũng bằng lợi nhuận nó thu được thì tỷ suất lợi nhuận sẽ rất khác nhau. Xem bảng dưới đây:
Ngành sản xuất Chi phí sản xuất TBCN M (m’ =100%) Giá trị hàng hoá P’ ngành (%) p’ (%) Giá cả sản xuất Cơkhí 80c +20v 20 120 20 30 130 Dệt 70c +30v 30 130 30 30 130 Da 60c + 40v 40 140 40 30 130
Trong trường hợp trên, ngành da là ngành có tỷ suất lợi nhuận cao nhất, tư
rộng, sản phẩm của ngành da nhiều lên, cung sản phẩm của ngành da lớn hơn cầu, giá cả sẽ hạ xuống, tỷ suất lợi nhuận giảm.
Ngược lại, quy mô sản xuất ở những ngành mà tư bản di chuyển đi sẽ bị thu hẹp, cung nhỏ hơn cầu, giá cả sẽ cao hơn, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng. Như vậy, sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận của ngành và dẫn đến hình thành tỷ suất lợi nhuận ngang nhau, mỗi ngành
đều nhận được tỷ suất lợi nhuận 30%. Đó là tỷ suất lợi nhuận chung hay tỷ suất lợi nhuận bình quân, ký hiệu là p‘.
Xem thêm : Các ngày lễ trong năm ở Việt Nam là các ngày nào? Lễ nào được nghỉ?
Tỷ suất lợi nhuận bình quân là “con số trung bình” của tất cả các tỷ suất lợi nhuận khác nhau hay tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản xã hội. ∑M p’ = ∑M
.
100 % Trong đó: ∑M là tổng giá trị thặng dư của xã hội ∑Mlà tổng tư bản của xã hội.
Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, có thể tính được lợi nhuận bình quân p từng ngành theo công thức: p = k x p‘; trong đó k là tư bản ứng trước của từng ngành.
Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư
vào các ngành sản xuất khác nhau. Nó chính là lợi nhuận mà các nhà tư bản thu
được căn cứ vào tổng tư bản đầu tư, nhân với tỷ suất lợi nhuận bình quân, không kể cấu thành hữu cơ của nó như thế nào.
Sự hình thành lợi nhuận bình quân đã làm cho quy luật giá trị thặng dư, quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản, bị biến dạng đi. Quy luật giá trị thặng dư hoạt động trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thể hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp