Khách thể của vi phạm pháp luật là gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết bên dưới.
1. Khái niệm khách thể của vi phạm pháp luật
Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm.
Bạn đang xem: Khách Thể Của Vi Phạm Pháp Luật Là Gì? [Cập nhập 2022]
Khách thể là một trong bốn yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật (chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan). Khách thể của vi phạm pháp luật có thể được phân biệt theo ngành luật, theo đó, có khách thể của vi phạm hình sự (khách thể của tội phạm), khách thể của vi phạm hành chính, khách thể của vi phạm dân sự, thể của vi phạm kỉ luật… Trong mỗi ngành luật còn có thể phân biệt: khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp.
2. Các loại khách thể của tội phạm
Khoa học Luật hình sự dựa trên mức độ khái quát của các quan hệ xã hội đã chia khách thể của tội phạm thành ba loại: Khách thể chung của tội phạm, Khách thể loại của tội phạm, Khách thể trực tiếp của tội phạm. Cụ thể:
2.1 Khách thể chung của tội phạm
Khách thể chung của tội phạm là tổng hợp tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Luật hình sự bảo vệ. Theo Luật hình sự Việt Nam, khách thể chung của tội phạm là những quan hệ xã hội được xác định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng đều gây phương hại đến khách thể chung là một trong những quan hệ xã hội được xác định tại khoản 1 Điều 8. Chính vì vậy, thông qua khách thể chung, chúng ta có thể thấy được nhiệm vụ của Bộ luật hình sự và bản chất giai cấp của nó. Hay nói đúng hơn là thấy được chính sách hình sự của một quốc gia.
2.2 Khách thể loại của tội phạm
Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại. Khách thể loại có vai trò quan trọng về mặt lập pháp. Nó là cơ sở để Bộ luật hình sự xây dựng các chương trong phần các tội phạm.
Tội phạm trên thực tế dù rất đa dạng về các mặt chủ thể, chủ quan, khách quan nhưng nếu xâm hại đến các quan hệ xã hội có cùng tính chất sẽ được xếp chung vào một chương. Thông qua việc xem xét các nhóm khách thể nhất định, chúng ta có thể đánh giá được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cụ thể khi trực tiếp xâm hại đến một trong số các khách thể của nhóm.
Xem thêm : Công viên nước Vịnh Kỳ Diệu công bố giá vé mới
Việc sắp xếp các chương trong phần các tội phạm dựa theo khách thể loại là hết sức hợp lý và khoa học. Nếu chúng ta sắp xếp theo các cơ sở khác (chủ quan, chủ thể…)thì sẽ dẫn đến tình trạng nhiều tội phạm có bản chất rất khác nhau lại nằm cùng một chương. Điều này gây khó khăn rất lớn trong việc đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của từng tội phạm và việc xử lý chúng.
Các tội phạm được quy định trong cùng một chương phần các tội phạm (có cùng khách thể loại) bao giờ cũng xâm hại đến khách thể loại của chúng. Tuy nhiên, từng tội phạm trong một chương đó không phải luôn xâm hại cùng khách thể trực tiếp. Điều đó có nghĩa là mỗi tội phạm có khách thể trực tiếp riêng của nó.
2.3 Khách thể trực tiếp của tội phạm
Khách thể trực tiếp của tội phạm là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hại. Thông qua việc gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại (xâm hại) đối với khách thể trực tiếp mà tội phạm đã gây phương hại đến khách thể chung và khách thể loại của tội phạm.
3. Ví dụ về khách thể của tội phạm
Ví dụ 1:
A trộm cắp tài sản của B. A đã xâm hại đến khách thể trực tiếp là quyền sở hữu tài sản của B và gây phương hại đến khách thể chung và khách thể loại là quyền sở hữu của công dân.
Một tội phạm có thể xâm hại đến nhiều khách thể nhưng không phải lúc nào tất cả các khách thể đó đều được xem là khách thể trực tiếp. Khách thể trực tiếp khi đó là quan hệ xã hội mà tội phạm gây thiệt hại thể hiện được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
Ví dụ 2:
Hành vi trộm cắp dây điện thoại đang sử dụng vừa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu XHCN vừa gây thiệt hại cho an toàn thông tin liên lạc. Nhưng rõ ràng, thiệt hại cho an toàn thông tin liên lạc mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm của hành vi phạm tội. Do đó, hành vi phạm tội phải được xác định là tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia chứ không phải Tội trộm cắp tài sản.
Xem thêm : [CẦN BIẾT] Bà bầu uống yến hũ có tốt không? Bà bầu nên ăn yến vào tháng thứ mấy?
Trong nhiều trường hợp, nếu một tội phạm xâm phạm đến nhiều khách thể mà xâm phạm đến khách thể nào cũng thể hiện được bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, chúng ta cần xem xét dấu hiệu thứ hai để xác định khách thể loại. Đó là: khách thể đó phải luôn bị tội phạm cụ thể đó xâm hại trong mọi trường hợp, hoặc người phạm tội muốn xâm hại khách thể nào (lỗi)….
Chẳng hạn, hành vi giật túi xách của người đi đường làm cho chủ sở hữu ngã dẫn đến thương tích. Ở đây có hai khách thể bị xâm hại là quyền sở hữu và sức khoẻ. Tuy nhiên, quyền sở hữu đúng là khách thể trực tiếp của hành vi “cướp giật tài sản”, sức khoẻ không là khách thể trực tiếp của hành vi này.
Một tội phạm có thể có một khách thể trực tiếp hoặc nhiều khách thể trực tiếp. Tội phạm có nhiều khách thể trực tiếp khi hành vi phạm tội xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội mà việc xem xét sự gây thiệt hại đối với bất cứ một quan hệ xã hội nào cũng không thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó và nhiều khách thể đó luôn bị xâm hại ở mọi trường hợp phạm tội.
Ví dụ 3:
Hành vi cướp tài sản vừa xâm hại đến quan hệ nhân thân vừa xâm hại đến quan hệ sở hữu. Bản chất nguy hiểm của hành vi cướp tài sản chỉ được thể hiện đầy đủ qua cả việc xâm hại quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Chính vì thế, cả hai khách thể đều là khách thể trực tiếp của tội phạm.
Khách thể trực tiếp là cơ sở thể hiện rõ nhất bản chất của tội phạm cụ thể. Nó giúp xác định đúng tội danh và đánh giá đúng đắn tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cụ thể.
Trên đây là nội dung về khách thể của vi phạm pháp luật. Quý bạn đọc nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp