Khàn tiếng là tình trạng giọng nói thay đổi một cách bất thường, giọng sẽ trở nên thô, khàn, thều thào và âm thanh phát ra không còn mượt mà, trong trẻo. Bệnh nhân bị khàn tiếng cũng có thể có cảm giác ngứa, rát và đau ở cổ họng. Ngoài ra tình trạng khô cổ họng cũng khiến bệnh nhân khó chịu và có biểu hiện khát nước. Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể sẽ ngày càng mệt mỏi, suy kiệt và đôi khi còn dẫn tới những biến chứng như khó thở, khó nuốt hoặc mất tiếng hoàn toàn. Tình trạng khàn tiếng thường tự hết trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, nếu khàn tiếng kéo dài trên 2 tuần không rõ nguyên nhân thì bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám để phòng ngừa nguy cơ tổn thương dây thanh hoặc ung thư thanh quản.
- Nguyên tắc toàn diện trong đổi mới nhận thức của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên đán 2024?
- Top 18 loại thực phẩm tăng cân nhanh cho người gầy hiệu quả
- Rượu cây đinh lăng có tác dụng gì? Uống nhiều có sao không?
- Khối C học ngành gì? Môn nào? Ngành nào dễ xin việc 2023
2. Nguyên nhân gây khàn tiếng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới khàn tiếng mất giọng nhưng phổ biến nhất là do đường hô hấp trên bị nhiễm virus. Ngoài ra, khàn tiếng cũng dễ xuất hiện khi có sự tác động của một vài yếu tố sau đây:
Bạn đang xem: Bị khàn tiếng uống gì hết nhanh nhất?
- Lạm dụng giọng nói: Bệnh nhân phải nói to, nói nhiều, ca hát, la hét trong thời gian dài. Tình trạng này thường gặp ở những người có đặc thù công việc phải sử dụng giọng nói liên tục như giáo viên, huấn luyện viên, ca sĩ, phát thanh viên…
- Tuổi tác: Ở bệnh nhân cao tuổi, dây thanh quản thoái hoá và giảm đàn hồi, giảm rung động khiến giọng nói của bệnh nhân trở nên khàn hơn.
- Mắc trào ngược dạ dày thực quản: Axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, tràn vào thanh quản và cổ họng gây kích ứng và tổn thương các dây thanh âm dẫn tới khàn tiếng.
- Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít khói thuốc lá thụ động.
- Uống đồ có cồn hoặc thức uống chứa caffeine.
- Tổn thương bất thường ở dây thanh, chẳng hạn như có các hạt xơ, polyp, u nang…
- Dị ứng.
- Thường xuyên hít phải các chất độc hại, khói bụi, nấm mốc…
- Ho kéo dài.
- Suy yếu thần kinh hoặc cơ làm ảnh hưởng tới chức năng của thanh quản.
- Bệnh u nhú đường hô hấp: Căn bệnh này có thể gây ra các khối u không phải ung thư trên đường dẫn khí và dẫn tới khàn tiếng
- Một số tình trạng khác hiếm gặp hơn gây khàn tiếng là ung thư, suy giáp, liệt dây thần kinh thanh quản… hoặc nam giới đến tuổi dậy thì giọng nói cũng sẽ trầm và khàn hơn.
Xem thêm : Cách đeo vòng tay cho nữ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp