Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
– Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc có xác định thời hạn.
Bạn đang xem: Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
– Chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái pháp luật.
– Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN.
Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn được hưởngTCTN không? (Ảnh minh họa)
Nghỉ việc sau khi nghỉ thai sản có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Để xác định lao động nữ có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp không cần xác định người đó có đang đóng BHTN không.
Việc xác định lao động có đang đóng BHTN tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hay không như sau:
Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp nếu có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đã đóng BHTN và bao gồm cả thời gian sau:
Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng…
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP.
Xem thêm : Hướng dẫn 3 cách tra cứu gói cước Viettel đơn giản và giải đáp các thắc mắc liên quan
Theo đó, lao động nghỉ việc ngay sau khi nghỉ thai sản thì tháng liền kề được xác định là tháng ngay trước thời điểm lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, lao động nữ nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng điều kiện nêu trên và tại tháng liền kề có đóng BHTN.
Ví dụ: Chị K giao kết hợp đồng không xác định thời hạn với với công ty M. Trong thời gian làm việc chị đã đóng đủ các loại bảo hiểm. Chị nghỉ thai sản từ 01/7/2020 đến hết 31/01/2021. Vì một số lý do nên chị muốn xin nghỉ việc từ 01/02/2021. Trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động chị đã đủ 15 tháng đóng BHTN.
Vậy, tháng liền kề trước tháng chị M nghỉ thai sản là tháng 6/2020, đây là thời gian chị M đang đóng BHTN. Căn cứ theo quy định trên, chị M đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu nghỉ việc luôn sau khi nghỉ thai sản.
Xem thêm: Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới nhất
Trên đây là những phân tích của LuatVietnam về việc nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn được hưởng trợ cấp thất nghiệp không. Nếu còn bất kỳ vấn đề thắc mắc nào khác, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ. Xem thêm:
>> Chế độ thai sản: Quyền lợi cần biết khi sinh con năm 2021 >> Top 5 mẫu Đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất 2021
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp