Khoai sọ mọc mầm có ăn được không? Khoai sọ có tác dụng gì?

Khoai sọ mọc mầm có ăn được không là nỗi băn khoăn của nhiều chị em nội trợ. Trong thế giới thực phẩm, có một số loại rau củ mọc mầm vẫn ăn được nhưng cũng có không ít các loại thực phẩm mọc mầm sẽ gây độc tố cho cơ thể. Vậy khoai sọ sẽ thuộc nhóm nào?

Khoai sọ mọc mầm có ăn được không?

Hiện nay, không ít người thắc mắc khoai sọ mọc mầm có ăn được không và vẫn chưa có thông tin nghiên cứu cụ thể về việc khoai sọ mọc mầm gây nên các độc tố nguy hiểm tới tính mạng. Theo một số chuyên gia nông nghiệp, tất cả đều các loại khoai, ngoại trừ khoai tây (khi mọc mầm có chứa chất độc gọi là solanine), quá trình nảy mầm của chúng không tạo ra bất kỳ thành phần độc hại nào. Nhưng nó cũng giống như sự nảy mầm của gừng và tỏi, trong quá trình này chúng sẽ mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng và nước, mùi vị cũng trở nên kém hơn.

Vì vậy, khoai sọ mọc mầm có thể ăn được nếu cắt bỏ những phần mọc mầm. Tuy nhiên, để yên tâm nhất bạn có thể loại bỏ khoai sọ mọc mầm và lựa chọn những củ khoai tươi mới để bảo đảm dinh dưỡng, sự tươi ngon và sức khỏe cho gia đình nhé!

*Lưu ý, có một trường hợp cần đặc biệt là khi khoai lang nảy mầm kèm theo có đốm nâu hoặc đốm đen trên khoai hoặc có dấu hiệu nấm mốc thì nên vứt bỏ. Với loại khoai này dù nấu chín nhưng độc tố trong khoai lang vẫn còn. Nếu ăn phải có thể bị ngộ độc cấp tính mà còn làm tổn thương chức năng gan.

Những công dụng tốt của khoai sọ

Bạn không nên để khoai sọ đã mọc mầm rồi mới nấu vì sẽ không nhận được chất dinh dưỡng của thực phẩm. Hãy sử dụng khoai sọ khi chúng chưa mọc mầm, còn tươi ngon để nhận được những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như dưới đây.

Củ khoai sọ có giá trị dinh dưỡng gấp 1,5 lần khoai tây. Củ đồ chín là một thực phẩm giàu năng lượng. Hạt tinh bột của khoai sọ có kích thước nhỏ nhất so với hạt của các cây lương thực khác nên dễ tiêu hóa.

Thành phần khoai sọ có chứa nhiều protein, lipid, glucid, Ca, P, Mg, Fe và một số loại vitamin khác như B1, B2, C, PP, có thể dùng thay thế cho khoai tây và gạo. Khoai sọ giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, các khoáng chất quan trọng như sắt, canxi, natri để giúp tăng cường sự dẻo dai của xương khớp.

Ngoài ra bên cạnh vấn đề khoai sọ mọc mầm có ăn được không, khoai sọ còn giúp:

Hỗ trợ điều trị viêm thận: Khoai sọ có hàm lượng lớn vitamin và photpho, tốt cho người bị viêm thận. Những người mắc bệnh này có thể thêm khoai sọ vào chế độ ăn uống hằng ngày của mình nhưng nêm gia vị nhạt hơn so với bình thường.

Giảm nguy cơ mắc ung thư: Củ khoai sọ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc chống oxy hóa của cơ thể. Khoai sọ có chứa vitamin A, vitamin C và nhiều chất chống oxy hóa sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn và loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm khỏi cơ thể.

Tăng cường sức khỏe tim mạch: Chất xơ có trong khoai sọ sẽ giúp giảm mức huyết áp và cholesterol. Đây là những yếu tố có thể gây nên bệnh tim. Ngoài ra, với hàm lượng Kali cao, khoai sọ cũng giúp kiểm soát huyết áp cao bằng cách phá vỡ lượng muối dư thừa. Từ đó, có thể ngăn ngừa sự phát triển của các vấn đề tim mãn tính và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Tốt cho hệ tiêu hóa: Với hàm lượng chất xơ cao, khoai sọ cũng giữ chức năng quan trọng trong chế độ ăn uống đối với hệ tiêu hóa. Chất xơ có thể kích thích nhu động ruột và giúp thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa tốt hơn. Từ đó giúp ngăn ngừa những tình trạng như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy và củng cố sức khỏe cho hệ tiêu hóa.

Ngăn ngừa suy nhược cơ thể: Nhu cầu năng lượng từ gluxit được đưa vào mỗi ngày nên chiếm 60 – 70% tổng năng lượng. Khoai sọ chứa nhiều gluxit giúp cung cấp nhiều năng lượng, góp phần nuôi dưỡng tế bào thần kinh và chống suy nhược cơ thể.

Tốt cho làn da: Ngoài ra, khoai sọ còn tốt cho làn da nhờ chứa thành phần vitamin A và Vitamin E. Hai loại vitamin này sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của các tế bào da, đồng thời hạn chế vết thâm, giúp vết thương mau lành cũng như giảm bớt nếp nhăn trên da.

Tăng cường hệ miễn dịch: Khoai sọ cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Với thành phần chứa vitamin C rất cao, khoai sọ có thể kích thích hệ thống miễn dịch và tạo ra nhiều tế bào bạch cầu, góp phần bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

Bài viết này đã giải thích câu hỏi khoai sọ mọc mầm có ăn được không. Mặc dù khoai sọ có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng các bà mẹ các chị em nội trợ nên lưu ý khi dùng khoai sọ đã mọc mầm để chế biến và nấu thành món ăn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho bạn biết thêm nhiều thông tin hữu ích và thú vị về khoai sọ nhé.