Khi tham gia giao thông không có bằng lái bị giữ xe bao nhiêu ngày và phạt thế nào thì trước hết phải tìm hiểu về quy định liên quan đến bằng lái khi tham gia giao thông đường bộ. Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải mang theo giấy phép lái xe hay còn được gọi khác là bằng lái xe. Tuy nhiên khoản 1 Điều 58 Luật này cũng nêu rõ, loại giấy phép lái xe mà người lái xe tham gia giao thông mang theo phải là giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển thì mới được coi là hợp lệ.
- Người xưa có câu "Đàn ông xem mũi, đàn bà nhìn miệng", hóa ra đây là cách nhận biết người giàu sang, phú quý
- Hot Tiktoker Võ Thành Ý công khai danh tính chồng trong ngày cưới, khán giả “bật ngửa” vì quá giống một Youtuber nổi tiếng
- Người bị tiểu đường có được ăn sầu riêng không?
- Khoa Khoa học xã hội & Nhân văn
Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các phương tiện không dùng chung một loại bằng lái xe, tùy vào loại phương tiện mà yêu cầu về hạng giấy phép lái xe là khác nhau.
Bạn đang xem: Không có bằng lái xe bị giữ xe bao nhiêu ngày và phạt thế nào?
Như vậy, nếu lái xe tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe bị giữ xe bao nhiều ngày và xử phạt thế nào? Trước hết cần làm rõ, trường hợp không có bằng lái xe khi tham gia giao thông và trường hợp có bằng lái xe nhưng quên không đem theo là hai trường hợp khác nhau. Tương ứng với đó, mức phạt dành cho người vi phạm cũng là khác nhau.
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, trường hợp không có bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt như sau: Xe máy dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự bị xử phạt 01 – 02 triệu đồng (Điểm a khoản 5 Điều 21); Xe máy từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh 04 – 05 triệu đồng (Điểm b khoản 7 Điều 21); Ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô 10 – 12 triệu đồng (Điểm b khoản 9 Điều 21).
Trong khi đó, nếu có bằng lái xe nhưng chỉ là quên không đem theo khi đi đường, người điều khiển phương tiện sẽ được nộp phạt với mức thấp hơn rất nhiều. Cụ thể, xe máy và các loại xe tương tự: 100.000 – 200.000 đồng (Điểm b khoản 2 Điều 21). Ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô: 200.000 – 400.000 đồng (Điểm a khoản 3 Điều 21).
Xem thêm : Công tố viên là gì? Công tố viên khác gì với luật sư?
Lỗi không có bằng lái xe thuộc các trường hợp quy định tại khoản 5, 7 và 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP nên theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định này, CSGT hoàn toàn có quyền tạm giữ xe trước khi ra quyết định xử phạt để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.
Nếu CSGT yêu cầu kiểm tra giấy tờ mà không có xuất trình được bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ vừa bị giữ xe và xử phạt hành chính theo quy định hiện hành.
Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày. Trường hợp vi phạm giao thông có tình tiết phức tạp cần tiến hành xác minh thì CSGT có thể tạm giữ phương tiện lên đến 30 ngày.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp