Công tố viên là gì? Công tố viên khác gì với luật sư?

Khi xem các bộ phim điều tra phá án của nước ngoài, chắc hẳn cũng có không ít lần bạn bắt gặp sự xuất hiện của các công tố viên tài năng. Vậy bạn đã biết, công tố viên là gì chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé!

cong to vien va luat su khac nhau nhu the nao 1

Công tố viên là nghề gì? Công tố viên tiếng Anh là gì?

Công tố viên trong tiếng Anh gọi là Prosecutor được gọi là chủ thể đặc biệt trong tố tụng hình sự. Họ tham gia với tư cách là một bên tham gia tố tụng. Công tố viên đại diện cho lợi ích công, có trách nhiệm điều tra, truy tố và buộc tội người phạm tội trong các vụ án hình sự.

Khi tham gia phiên tòa, công tố viên có vai trò đưa vụ án ra trước tòa, cung cấp các bằng chứng phạm tội, trình bày quan điểm của mình từ đó đề xuất mức án phù hợp với tội trạng của bị cáo.

Bên cạnh việc kiểm tra các tài liệu do cơ quan điều tra cung cấp, công tố viên cũng tiến hành điều tra cả những người có liên quan đến vụ án trong giai đoạn điều tra.

“Công tố viên là người chịu trách nhiệm bắt đầu các thủ tục pháp lý và sau đó chứng minh trước tòa rằng nghi phạm đã phạm tội mà họ bị cáo buộc.”

Chức danh công tố viên có ở Việt Nam không?

Không có chức danh công tố viên ở Việt Nam mà công tố viên được thay bằng kiểm sát viên. Ở mỗi quốc gia khác nhau thì vị trí này cũng được gọi với các tên gọi khác nhau. Về chức năng, nhiệm vụ cơ bản vẫn tương tự nhau. Cụ thể tại Điều 74 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân có định nghĩa khái niệm kiểm sát viên như sau: Kiểm sát viên là người thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Về chức năng, theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Kiểm sát viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

– Kiểm sát viên tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người có thẩm quyền

– Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

– Khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

– Kiểm sát viên khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét;

– Kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; việc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra;

– Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định;

– Đề ra yêu cầu điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can;

– Thực hiện một số công việc khác.

Vai trò của kiểm sát viên theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

– Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu;

– Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự;

– Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự;

– Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này;

– Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án;

– Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy định của luật;

– Thực hiện các hoạt động khác.

Công tố viên khác gì với luật sư?

Điểm khác biệt giữa Luật sư và công tố viên là gì? Sự khác biệt ở đây là khá lớn: công tố viên là người chịu trách nhiệm truy tố đối tượng phạm tội còn luật sư là người đứng ra bào chữa cho người bị buộc tội.

Công tố viên tiến hành hoạt động tố tụng, còn luật sư chỉ tham gia hoạt động tố tụng.

Về quyền hạn, công tố viên được quyền bác bỏ chứng cứ từ luật sư, điều tra và truy tố người phạm tội. Còn luật sư được quyền khám xét và thu giữ vật chứng, chất vấn người tham gia làm chứng vụ án.

Mức lương của công tố viên có cao không?

Mức lương của công tố viên là bao nhiêu? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tuy nhiên ở Việt Nam không có chức danh này nên thay vào đó bạn hãy tham khảo mức lương của kiểm sát viên qua phần sau:

Mức lương kiểm sát viên = mức lương cơ sở * hệ số lương

Trong đó, mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 1.7.2023.

  • Hệ số lương của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao là từ 6.20 – 8.00
  • Hệ số lương của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh là từ 4.40 – 6.78
  • Hệ số lương của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là từ 2.34 – 4.98

Bên cạnh lương nghiệp vụ, kiểm sát viên còn có một khoản phụ cấp nghề nghiệp, được tính theo công thức sau:

Mức tính phụ cấp trách nhiệm = hệ số lương chức vụ/hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ hiện hưởng cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng (nếu có) x mức lương tối thiểu chung x tỷ lệ % phụ cấp trách nhiệm được hưởng.

Những kỹ năng cần có để trở thành một công tố viên chuyên nghiệp

Yêu cầu cần có để trở thành công tố viên là gì? Một công tố viên chuyên nghiệp cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau, để đạt được chức danh quyền lực này, công tố viên cần trau dồi cho mình những kỹ năng quan trọng sau:

Kỹ năng tranh luận và hùng biện

Kỹ năng tranh luận và hùng biện là những yếu tố cần thiết đối với một công tố viên chuyên nghiệp. Công tố viên sẽ phải tranh luận trực tiếp với rất nhiều bên, vậy nên nếu không có kỹ năng tranh luận và hùng biện sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng, gây ảnh hưởng đến quá trình thi án và kết luận vụ án.

Mọi chứng cứ, lý lẽ, lập luận công tố viên đưa ra trước tòa án nhân dân tối cao đều phải dựa trên cơ sở thực tế, suy tính chặt chẽ, tỉ mỉ, không lan man, dài dòng, đi xa thực tiễn.

Khi tranh luận thực tế sẽ có trường hợp các bên phản biện lại lập luận của công tố viên, lúc này công tố viên không được lung lay mà phải sẵn sàng giữ vững lập trường chiến đấu đến cùng vì lợi ích công.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Từ khi tiếp nhận vụ án đến khi kết thúc vụ án sẽ có hàng tá vấn đề phát sinh không lường trước, vì những vụ án hình sự thường có mức độ phức tạp rất lớn do đó nảy sinh nhiều vấn đề cần đến sự quyết đoán của công tố viên. Thế nên, để trở thành công tố viên chuyên nghiệp chắc chắn không thể thiếu được kỹ năng giải quyết vấn đề. Bạn phải trải nghiệm trực tiếp nhiều thì mới có kinh nghiệm và trình độ tốt trong việc xử lý vấn đề liên quan đến vụ án hình sự.

Kỹ năng phân tích và nghiên cứu thông tin

Với tính chất công việc nghiêm trọng và phức tạp của các vụ án hình sự nên hồ sơ vụ án đi kèm cũng sẽ phức tạp và gây đau đầu không ít cho các công tố viên thụ án. Vậy nên khi có trong tay đầy đủ các thông tin cần thiết, họ cần phải tiến hành sàng lọc, rà soát kỹ lưỡng, phân tích tỉ mỉ các chi tiết liên quan đến vụ án, nghiên cứu sâu về các khía cạnh khác nhau để đưa hướng kết luận đúng đắn, công tâm nhất. Nếu không có khả năng phân tích và nghiên cứu thông tin tốt, công tố viên sẽ dễ dàng đi lệch hướng và gây ảnh hưởng đến quá trình thi hành án.

Chịu được áp lực

Công tố viên hay kiểm sát viên là vị trí công việc rất áp lực, chỉ cần sai sót một chút là sẽ gây ảnh hưởng tới cả vụ án, toàn án cũng như bên tham gia tố tụng. Vậy nên khi làm công việc này bạn cần phải chắc chắn chịu được áp lực dưới môi trường làm việc có áp lực cao.

Qua bài viết trên hy vọng bạn sẽ có thêm các thông tin bổ ích để trả lời được câu hỏi công tố viên là gì. Tại Việt Nam không có chức danh công tố viên mà được thay thế bằng kiểm sát viên. Vậy nên nếu bạn yêu thích công việc này thì hãy cứ tự tin theo đuổi nhé!

Hồng An