Trả lời:
Khi da tổn thương, cơ thể sản sinh các mô tế bào để chữa lành vết thương. Lớp da hồi phục thường có hình dáng, màu sắc khác với da bình thường, có thể phân biệt rõ bằng mắt thường, gọi là sẹo.
Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể chứng minh ăn thực phẩm nào gây sẹo lồi. Theo kinh nghiệm dân gian và trải nghiệm thực tế, một số thực phẩm có thể làm tăng sinh collagen mạnh mẽ và để lại sẹo lồi tại vết thương. Tình trạng này xảy ra ở người có cơ địa dễ bị sẹo.
Rau muống: Ăn rau muống trong thời gian mô sẹo dần hình thành dễ kích thích sự tăng trưởng của các mô liên kết. Lúc này, vết thương lồi lên. Trong một số trường hợp, mô sẹo màu sắc không đều, không tương đồng với màu da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Xem thêm : Hé lộ 5 cách giảm cân bằng lá tía tô, giảm ngay 3kg mỡ thừa sau 4 tuần!
Thịt gà: Ăn thực phẩm này khi vết thương chưa lành hẳn có thể gây ngứa, tăng nguy cơ sẹo lồi.
Thịt bò: Khi tiêu thụ quá nhiều thịt bò, các tổ chức mô sợi collagen có thể bị xáo trộn khiến vùng da non mới hình thành dễ thâm tím, vết sẹo khó mờ đi.
Gạo nếp: Những món ăn được chế biến từ gạo nếp gia tăng nguy cơ sưng nề tại mô sẹo.
Thực phẩm nhiều chất béo: Cụ thể như thức ăn nhanh có thể làm tăng tình trạng đau và làm chậm lành vết thương.
Xem thêm : Ngày vía Thần Tài 2024 là ngày nào? Bạn nên làm gì để buôn may bán đắt
Thực phẩm giàu axit (như rau củ có vị chua): Kiêng dùng những thực phẩm giàu axit vì các món này có thể ảnh hưởng đến quá trình tái tạo tế bào, khiến sẹo lâu lành.
Đồ ngọt (bánh kẹo, nước ngọt…): Các món ngọt cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi.
Ngoài sẹo lồi còn có sẹo phì đại, rỗ, lõm, sẹo thâm, sẹo co rút. Sẹo hình thành sau khi vết thương lành khó chữa trị. Bên cạnh chú trọng về dinh dưỡng, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để khám và được tư vấn.
Bác sĩ Trần Thị Trà PhươngHệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome
Độc giả đặt câu hỏi về dinh dưỡng tại đây để bác sĩ giải đáp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp