Không thầy đố mày làm nên là gì? Đây là một câu tục ngữ đề cao vai trò của người thầy, nếu không có thầy dạy dỗ thì sẽ chẳng làm nên chuyện.
- Uống lá cây gì để hạ huyết áp hiệu quả, an toàn cho sức khỏe
- Đa dạng sinh học là gì? Quy định về thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
- Căn cước công dân: Hướng dẫn tra cứu, làm căn cước công dân
- Chức năng chính của Microsoft Word là gì? Vì sao nên sử dụng thành thạo MS Word?
- Nước khoáng Lavie Chai 350ml
Đạo lý tôn sư trọng đạo là truyền thống muôn thuở của dân tộc ta. Việc đề cao vai trò to lớn của người thầy trong việc dạy dỗ chúng ta không có gì là khó hiểu bởi vì họ là những người đã truyền cho những kiến thức hay, những bài học hay giúp cho chúng ta nên người. Nếu “không thầy đố mày làm nên” cũng là một câu tục ngữ đánh giá tầm quan trọng của người thầy.
Bạn đang xem: Không thầy đố mày làm nên là gì? Vai trò của người thầy là gì?
Không thầy đố mày làm nên nghĩa là gì?
Ở câu tục ngữ không thầy đố mày làm nên mang nghĩa đen là nói về không có người thầy thì không thể nên người được, qua đó ý nghĩa sâu rộng của câu nói này muốn nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối với người thầy của mình. Thầy đã dạy dỗ chúng ta trong những trang giấy rồi dạy chúng ta là một người có ích cho xã hội, mỗi người chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ công ơn của người thầy.
Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay bởi lẽ hình ảnh của người thầy luôn vang vọng và mang một ý nghĩa sâu rộng tới mỗi người, mỗi chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ công ơn đó, bởi không có người thầy dạy cho chúng ta những bài học hay thì chúng ta không thể trở thành những người có ích cho xã hội được.
Vai trò to lớn của người thầy là gì?
Mỗi người chúng ta luôn luôn phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với người thầy, nó mang một ý nghĩa riêng và điều đó đã tác động rất lớn đến mỗi con người, mỗi chúng ta đều có thể thấy vai trò của người thầy từ xưa đến nay. T
Xem thêm : Xem ngày tốt nhập trạch tháng 1 năm 2023 để đảm bảo tài lộc, hanh thông và gia đạo ấm êm, hạnh phúc
Từ những bước chân lững chững tới trường chúng ta đã học được những bài học từ thầy cô, từ bài học làm quen với các con chữ đến những hình ảnh quen thuộc trong phép toán từ hình tròn hình vuông…lên cao chúng ta được học phép cộng trừ nhân chia, thường thì để dễ hiểu cô đã lấy ví dụ rất linh hoạt về những thứ mà học trò có thể tưởng tượng, những bài học đó đã thấm vào trí óc của mỗi chúng ta, nếu không có thầy cô dạy dỗ chỉ bảo liệu rằng chúng ta có biết được những điều đó hay không.
Người thầy chính là người giúp chúng ta trở thành người có ích cho xã hội
Câu tục ngữ trên đã được trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta và nó hoàn toàn đúng, nó không chỉ mang lại cho chúng ta những bài học đường đời mà còn dạy dỗ chúng ta những bài học làm người sâu sắc, nhiều câu tục ngữ khác cũng nói về vị trí của người thầy trong mỗi chúng ta “muốn sang thì bắc cầu kiều muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, hàng loạt những câu tục ngữ hay nói về vai trò của người thầy, mỗi chúng ta luôn luôn phải biết ơn và có những sự thành kính sâu sắc đối với người thầy đã từng dạy dỗ chúng ta nên người, nhờ sự dạy dỗ đó mà chúng ta mới có thể trở thành những người có ích cho xã hội này.
Thầy cô không chỉ dạy chúng ta từ sách vở
Nhiều bài học đã mang lại những giá trị lớn lao cho chúng ta, từ những bài học từ sách vở thầy cô còn dạy dỗ cả những kiến thức từ thực tế, và đạo lý làm người, chúng ta không chỉ học được những bài học từ sách vở mà còn được học đạo lý làm người đó là một điều mang ý nghĩa lớn lao đối với mỗi chúng ta, nên làm những điều đó để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn, người thầy luôn chèo lái con đò trở nặng tri thức cho chúng ta, muốn phát triển hơn chúng ta cần phải yêu quý và có những sự biết ơn sâu sắc.
Chúng ta bắt gặp trong cuộc sống này rất nhiều những trường hợp và điều đó đã mang lại cho họ nhiều giá trị cho cuộc sống này, cuộc sống trải qua muôn vàn những khó khăn, chính vì vậy nếu chúng ta biết tôn trọng những thành quả mà thầy đã dạy dỗ chúng ta sẽ trở thành những con người thực sự có ích cho xã hội này.
Phải luôn ghi nhớ công ơn thầy cô
Nhiều thế hệ học sinh khi ra trường họ vẫn nhớ công ơn mà người thầy người cô đã từng dạy dỗ, để tri ân điều đó những ngày lễ tri ân ngày nhà giáo Việt Nam, họ đến thăm hỏi và quan tâm tới thầy cô đã từng dạy họ những điều hay, để đến ngày hôm nay họ thực sự trở thành một con người có ích cho xã hội, điều đó không chỉ làm cho họ tự hào về chính mình mà còn thực hiện và phát huy được truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, mỗi chúng ta đều phải noi gương điều đó.
Xem thêm : 10 ca khúc Âu Mỹ hay nhất năm 2015 – Báo văn nghệ Việt Nam
Nhưng bên canh đó, ngoài những con người biết quý trọng và thành kính với người thầy đã từng dạy dỗ thì lại xuất hiện những con người không biết quý trọng điều đó, khi dạy dỗ xong họ coi thầy cô không ra gì đó là những con người làm tụt lùi xã hội này, họ không xứng đáng là con người Việt Nam vốn đã có những truyền thống “tôn sư trọng đạo”.
Mãi mãi ghi nhớ công ơn thầy cô
Không thầy đố mày làm nên là gì? Đó chính là việc đề cao công ơn của thầy cô, những người đã dạy cho chúng ta những bài học, đã mang lại cho ta những kiến thức để trang bị cho chặng đường của cuộc sống. Nếu không có thầy cô, thực sự sẽ rất khó để chúng ta nên người. Tuy nhiên, để có thể trở thành một con người hoàn hảo chúng ta cũng cần phải có sự kết hợp học từ thầy, học từ những người bạn, và tích lũy quá trình học hỏi qua năm tháng. Nhưng chính nhờ có thầy cô mà chúng ta định hướng được những điều đó. Chúng ta phải mãi mãi ghi nhớ công ơn của thầy cô.
Tham khảo thêm bài viết
Học thầy không tày học bạn nghĩa là gì? Có gì mâu thuẫn ở đây?
Đi một ngày đàng học một sàng khôn có ý nghĩa là gì?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp