Trao đổi với PV Dân Việt, Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường cho biết, khi đã bị khởi tố về tội nhận hối lộ (Điều 354 Bộ luật hình sự), để buộc tội đối với các bị can, cơ quan điều tra sẽ thu thập các tài liệu chứng cứ chứng minh tội phạm, chứng minh bị can đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất của người đưa hối lộ.
Hành vi nhận hối lộ có thể được thực hiện trực tiếp hoặc qua khâu trung gian, mục đích của hành vi nhận hối lộ là để thực hiện công việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi đưa hối lộ được thực hiện như thế nào, giữa ai với ai, số tiền và số lần đưa nhận hối lộ, mục đích của việc đưa tiền để chứng minh tội phạm, làm căn cứ xử lý với các bị can theo quy định của pháp luật.
Theo ông Cường, thông thường khi đã khởi tố bị can về tội nhận hối lộ sẽ có bị can bị khởi tố về tội đưa hối lộ. Chỉ trừ trường hợp người đưa hối lộ bị ép buộc, chưa bị phát hiện nhưng chủ động tố giác, có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 7, Điều 365 Bộ luật hình sự.
Xem thêm : Từ vựng tiếng Trung về thuế thu nhập cá nhân
Bản chất của hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ là có sự thoả thuận giữa người có chức vụ quyền hạn với người thuộc cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác (gọi là người đưa hối lộ) về việc người đưa hối lộ sẽ chuyển giao lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất để người có chức vụ quyền hạn nhận và thực hiện công việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ đưa ra nhằm có lợi cho người đưa hối lộ.
Hành vi đưa hối lộ có thể thỏa thuận bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi. Cũng có những trường hợp là “thỏa thuận ngầm”. Ví dụ người có chức vụ quyền hạn cứ thực hiện một công việc nào đó có lợi cho cá nhân, doanh nghiệp, cá nhân doanh nghiệp đó lại “biếu quà”.
Người có chức vụ quyền hạn ý thức được việc mình làm như vậy sẽ được nhận quà, sự việc lặp lại nhiều lần và hai bên đều ngầm hiểu là công việc đó sẽ có lợi ích thì cơ quan tố tụng cũng xác định đây là “thỏa thuận ngầm” về hành vi đưa nhận hối lộ.
Vị chuyên gia nói thêm, theo quy định của pháp luật, hành vi đưa hối lộ có thể đưa trước hoặc đưa sau. Nếu cơ quan tố tụng có chứng cứ để chứng minh đã có sự thỏa thuận ngầm, sau khi xong việc mới đưa quà vẫn có thể quy kết là đưa nhận hối lộ.
Bởi vậy, qua những vụ án như vụ chuyến bay giải cứu, vụ Việt Á, không ít người nhận hối lộ là nhận sau, không có thỏa thuận bằng văn bản, bằng lời nói nhưng cơ quan tố tụng chứng minh có sự “thỏa thuận ngầm” như một “thông lệ” trước đó nên hành cũng được xác định là nhận hối lộ và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Xem thêm : Cục sạc xe đạp điện bao nhiêu tiền
Ngoài ra, Điều 354 Bộ luật hình sự quy định, hành vi nhận lợi ích trước khi thực hiện công việc hay nhận lợi ích sau khi thực hiện công việc mà có sự thỏa thuận giữa lợi ích và công việc phải làm thì vẫn là hành vi đưa nhận hối lộ.
Bên cạnh đó, điều luật cũng quy định, hành vi nhận hối lộ có thể là nhận trực tiếp hoặc nhận qua khâu trung gian. Nếu có người trung gian, sẽ xử lý người trung gian này về tội môi giới hối lộ. Nếu đưa nhận trực tiếp sẽ xử lý hai bên về hai tội danh khác nhau là đưa hối lộ và nhận hối lộ.
Một điều đáng chú ý khác, tội nhận hối lộ theo còn quy định hành vi nhận lợi ích phi vật chất cũng xử lý về tội danh này.
Bởi vậy, chỉ cần chứng minh có sự thoả thuận giữa người có chức vụ quyền hạn và người khác về công việc phải làm và lợi ích được hưởng, lợi ích có thể là phi vật chất, hành vi cũng được xác định là nhận hối lộ và bị xử lý về tội nhận hối lộ chứ không chỉ xử lý liên quan đến việc nhận lợi ích vật chất, tiền bạc.
Về hình phạt, Tiến sĩ Cường cho biết, tội nhận hối lộ có khung hình phạt cao nhất là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (khoản 4, Điều 354) nếu người phạm tội nhận của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỷ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản 5 tỷ đồng trở lên.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp