Kim loại không chỉ là thành phần chính của nhiều sản phẩm con người sử dụng mà còn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực công nghiệp, y tế. Có những kim loại có đặc tính vượt trội, đáng kinh ngạc với độ cứng không thể tưởng tượng được. Để tìm hiểu về những kim loại này hãy cùng tôi khám phá ngay top 5 kim loại cứng nhất thế giới mà không phải ai cũng biết đến qua bài viết sau nhé!
Crom (Cr)
Crom (Cr) là kim loại cứng nhất thế giới mà con người biết đến với độ cứng dựa trên thang Mohs là 8,5. Đây là một kim loại siêu cứng có màu xanh và nằm trong nhóm 6 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Bạn đang xem: Top 5 kim loại cứng nhất thế giới không phải ai cũng biết
Crom có tính kháng ăn mòn cao, giúp nó chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt và không bị ăn mòn bởi nhiều chất hóa học khác. Chính vì vậy Crom được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thép và hợp kim. Nguyên tố này là thành phần quan trọng của nhiều loại thép hợp kim, giúp cải thiện độ cứng của chúng. Ngoài ra, crom cũng được sử dụng trong sản xuất các thiết bị điện tử, trong phủ lớp bề mặt…
Vonfram (W)
Vonfram (tên hóa học là Wolfram, ký hiệu là W) là nguyên tố có độ bền kéo cao nhất, là nguyên tốt đứng thứ hai trong tất cả các kim loại cứng nhất thế giới. Vonfram có màu xám trắng bóng và có độ cứng vượt trội lên đến 7,5 theo thang Mohs. Chính vì vậy đây là một trong những kim loại có độ cứng lớn nhất và hiện đã trở thành một vật liệu cực kỳ quan trọng trong nhiều ứng dụng công nghiệp và khoa học.
Xem thêm : Tổng hợp Các hãng xe Ô tô của Ý cập nhật năm 2024
Ngoài độ cứng gần tuyệt đối, vonfram còn có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại lên đến 3.422°C (6.192°F). Điều này giúp cho kim loại này được ứng dụng rất nhiều để chế tạo dây tóc bóng đèn, chế tạo các bộ phận máy bay và tên lửa.
Xem thêm: Top 5 kim loại dẻo nhất có thể bạn chưa biết
Osmium (Os)
Osmium (Os) có màu trắng xanh với độ cứng 7,0 theo thang Mohs là một trong những kim loại có độ cứng và mật độ cao nhất trong tất cả các nguyên tố tự nhiên. Osmium là một vật liệu rất đặc biệt và có nhiều ứng dụng quan trọng trong các lĩnh vực như công nghiệp, khoa học và kỹ thuật.
Với khả năng chịu nhiệt và độ cứng vượt trội, kim loại này là một vật liệu lý tưởng để sản xuất các dụng cụ cắt, mũi khoan cứng và các thiết bị chịu lực, chịu nhiệt. Hoặc để tạo ra các hợp kim không gỉ được sử dụng để bịt đầu ngòi bút, trụ bản lề dụng cụ,…
Titan (Ti)
Xem thêm : Mẹ bầu sau sinh có nên ăn dưa hấu không?
Titan (Ti) có màu trắng bạc là kim loại phổ biến và quan trọng trong tự nhiên. Nó có độ cứng là 6,0 theo thang Mohs cùng sức bền lên đến 430 Megapascals. Chính vì vậy kim loại này rất phù hợp để sử dụng trong các ngành công nghiệp cần kim loại mạnh như y tế, công nghiệp nặng để sản xuất ô tô, tàu hỏa, trong ngành hàng không vũ trụ để sản xuất máy bay, tàu vũ trụ, tên lửa, xử lý nước,…
Sắt (Fe)
Sắt (Fe) là một trong những kim loại quan trọng nhất và phổ biến nhất trên Trái Đất. Nó có khả năng tạo nhiều hợp chất hóa học khác nhau, chẳng hạn như hợp chất sắt oxit (Fe2O3) trong quá trình oxi hóa. Độ cứng theo thang Mohs của sắt là 4,0, đứng thứ 5 trong danh sách các kim loại có độ cứng tốt nhất và có thể chịu được áp suất lên tới 608 megapascal trước khi bị biến dạng.
Sắt có vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống con người từ hàng ngày đến công nghiệp, cơ khí, xây dựng, y học và năng lượng. Sắt là thành phần chính của thép, một trong những vật liệu xây dựng phổ biến và quan trọng nhất. Thép được sử dụng rộng rãi trong xây dựng công trình, cầu đường, tàu thuyền, ô tô, đồ gá và nhiều sản phẩm khác. Kim loại này cũng được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm gia dụng như dụng cụ nấu ăn, nồi, chảo do tính chất chịu nhiệt tốt của nó.
Top 5 kim loại cứng nhất thế giới thực sự khiến con người ngạc nhiên về sức mạnh và độ bền của chúng. Maydopro.com hy vọng việc tìm hiểu về những kim loại cứng nhất thế giới sẽ mang lại nhiều kiến thức mới mẻ và hữu ích cho bạn đọc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp