Lá húng chanh trị ho cho người lớn có tốt không?

Lá húng chanh ngoài trị ho còn có tác dụng gì?

Cây húng chanh hay còn gọi là rau tần dày lá, rau thơm lông, dương tử tô; có tên khoa học là Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng, họ Hoa môi ( Lamiaceae) – được biết đến là một loại cây thân thảo, cao chừng 20-50cm, sống lâu năm gốc hóa gỗ, là cây ưa sáng và ưa ẩm, mọc tự nhiên ở khắp các vùng nhiệt đới như Châu Phi, Châu Á và Úc.

Thân cây có lông mịn, giòn và có mùi thơm. Lá mọng nước, hình trái xoan thường mọc đối xứng nhau. Mép lá có răng cưa to nhưng không nhọn. Hai mặt bên của lá có màu xanh và có lông đơn. Hoa có màu tím đỏ, mọc ở đầu cành hoặc ở ngọn thân. Quả húng chanh rất nhỏ, có màu nâu. Mỗi quả chứa một hạt. Toàn cây húng chanh đều có mùi thơm mát như chanh, cây cho lá quanh năm, lá húng chanh tươi là bộ phận được dùng chủ yếu trong điều trị bệnh.

Theo Đông y, húng chanh có tính ấm, vị cay, mùi thơm và không độc, có công dụng phát tán phong hàn, sát khuẩn, tiêu hờm, làm ra mồ hôi và giảm ho. Theo một nghiên cứu vào năm 1961 của phòng Đông y Viện vi trùng cho thấy các hoạt chất chiết xuất từ húng chanh có tác dụng kháng sinh mạnh đối với nhiều loại vi trùng như Staphylococcus 209, Salmonella typhi, Shigella flexneri-Shigeila sonnet, Shigella dysenteria (Shiga) Subiilis, Coli paihogène, Coli bothesda Streptococcus, Pneumococcus, Diphteri và Bordet Gengou . Nhờ đó, lá húng chanh được sử dụng rộng rãi trong dân gian để điều trị bệnh viêm họng, ho có đờm, cảm cúm, cảm lạnh, hen suyễn, táo bón, nhức đầu, ho do sốt phong hàn, khản tiếng, ho gà hoặc các bệnh về da.

Theo Y học hiện đại, húng chanh rất giàu hàm lượng beta carotene, vitamin K và một lượng nhỏ axit ascorbic cùng nhiều dưỡng chất có lợi khác. Lá húng chanh có chứa hàm lượng tinh dầu khá dồi dào với 65.2% hợp chất Phenolic và codeine. Nhờ đó, tinh dầu húng chanh giúp tăng cường khả năng kháng sinh tự nhiên trên đường hô hấp. cùng nhiều dưỡng chất có lợi khác, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh.