Kinh nguyệt không đều phải làm sao? 8 cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà

Tình trạng thiếu hoặc thừa cân có thể khiến phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt. Khi đó, họ có rủi ro bị chảy máu nhiều hơn và đau nặng hơn so với những phụ nữ có cân nặng khỏe mạnh. Điều này là do tác động của các tế bào mỡ đối với hormone và insulin.

Bạn có thể đến gặp bác sĩ khi nghi ngờ cân nặng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định trọng lượng mục tiêu khỏe mạnh của bản thân và đưa cho bạn những lời khuyên để giảm cân hoặc tăng cân.

3. Tập thể dục là cách để kinh nguyệt đều đặn hơn

Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Tập thể dục không chỉ giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh mà còn được khuyến nghị là một phần trong kế hoạch điều trị hội chứng buồng trứng đa nang. Hội chứng này gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

Kết quả từ một thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy tập thể dục có thể điều trị hiệu quả chứng đau bụng kinh nguyên phát. Nhóm 70 sinh viên đại học có triệu chứng này đã thực hiện 30 phút tập thể dục nhịp điệu vào 3 lần/tuần trong 8 tuần. Kết quả cuộc thử nghiệm cho thấy sinh viên đã giảm các triệu chứng đau liên quan đến kinh nguyệt.

Thói quen tập thể dục có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng, từ đó điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn.

4. Uống gì để kinh nguyệt ra đều? Bạn có thể dùng trà gừng

chữa kinh nguyệt không đều tại nhà

Kết quả từ một nghiên cứu trên 92 phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng cho thấy cách bổ sung gừng hàng ngày sẽ giúp giảm lượng máu chảy trong kỳ kinh. Đây là một nghiên cứu nhỏ trên học sinh trung học nên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để kết luận chính xác lợi ích của gừng đối với lượng máu chảy trong kỳ kinh.

Việc uống 750 – 2.000 mg bột gừng pha với nước ấm trong 3 hoặc 4 ngày đầu hành kinh đã được chứng minh là giúp điều trị hiệu quả các cơn đau. Bạn cũng có thể uống gừng trong 7 ngày trước khi hành kinh để giúp cải thiện tâm trạng, thể chất và các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

5. Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà bằng quế