Hình thức vận tải đường sắt có ưu điểm gì? Nhược điểm gì?

Vận tải đường sắt có ưu điểm gì trong hoạt động Logistics khiến nhiều người muốn tìm hiểu. Nắm rõ được ưu điểm của từng loại hình sẽ giúp bạn lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp với hàng hoá của mình.

Chính vì lý do đó, An Tín Logistics giới thiệu đến bạn bài viết ngày hôm nay để giải đáp cặn kẽ vận tải đường sắt là gì? cùng ưu và nhược điểm của hình thức vận tải này nhé!

Vận tải đường sắt là gì? Phương thức vận tải đường sắt có ưu điểm gì?
Vận tải đường sắt là gì? Phương thức vận tải đường sắt có ưu điểm gì?

Vận tải đường sắt là gì?

Đây là loại hình vận chuyển (hay vận tải) hàng hoá và hành khách bằng phương tiện đặc trưng riêng biệt. Bánh của tàu hoả được thiết kế giúp nó chạy trên đường ray, đường bao gồm hai thanh thép song song được cố định xuống nền.

Khoảng cách giữa hai thanh thép luôn luôn duy trì ở một con số cố định. Các đoàn tàu sẽ chạy dọc theo đường ray gốm có: đầu tàu (chuỗi phương tiện tự vận hành) và phần toa tàu (không tự vận hành).

Nếu so với phương tiện vận chuyển đường bộ thì tàu hoả di chuyển với lực ma sát ít hơn rất nhiều trên đường ray. Do đó việc vận chuyển trở nên hiệu quả hơn, thời gian và chi phí cũng từ đó giảm đi đáng kể.

Phương thức vận tải đường sắt có ưu điểm gì?

Rất nhiều doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh lựa chọn sử dụng dịch vụ vận chuyển đường sắt ở thời điểm hiện tại. Phản hồi từ phía khách hàng đã chỉ ra những ưu điểm nổi trội của loại hình này bao gồm:

1. Giá cước vận tải thấp

Giá cước của loại hình vận tải đường sắt thường thấp hơn khi so với các loại hình khác. Không những vậy, hình thức vận chuyển bằng tàu hỏa đáp ứng được nhiều loại mặt hàng, khối lượng và kích cỡ mà không cần kết hợp với phương tiện khác.

2. Thời gian ít biến động

Thời gian giao hàng trong vận tải đường sắt rất ít khi biến động và thường ổn định xuyên suốt thời gian dài. Lý do là vì chi phí của việc vận chuyển không phụ thuộc quá nhiều vào giá của nhiên liệu hiện đang rất đắt đỏ.

3. Tính chất chuyên dụng

Những đoàn tàu chuyên chở chỉ di chuyển trên các trục đường ray đã được định sẵn và lắp cố định. Tuyến giao thông này luôn được ưu tiên cho tàu hoả và không phải chia sẻ cho phương tiện nào khác.

Ưu điểm tính chất chuyên dụng của phương thức vận tải đường sắt
Ưu điểm tính chất chuyên dụng của phương thức vận tải đường sắt

Qua đó, thời gian vận chuyển sẽ không bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân bên ngoài như là: đèn đỏ, yếu tố khí hậu (ngập lụt, mưa to,…), tắc đường và đường xá đang bảo trì (hay hư hỏng).

4. Vận chuyển đa dạng hàng hóa

Tàu hoả vận chuyển có thể chở được những loại hàng nặng, trọng tải lớn và cồng kềnh. Đối với các loại máy móc siêu trọng trường, doanh nghiệp thường ưu tiên lựa chọn hình thức này. Các toa tàu sẽ được phân chia để vận chuyển những loại mặt hàng riêng biệt.

Việc này giúp cho chất lượng hàng hoá được đảm bảo trong cả quá trình vận chuyển. Giảm thiểu rủi ro hư hỏng do va đập hay thất thoát hàng hoá vì sự dịch chuyển của các loại hàng trong toa tàu.

5. Tính chất liên tục

Doanh nghiệp có thể chủ động hoàn toàn về mặt thời gian vì tàu hoả có tính liên tục và hay diễn ra ở những khung giờ cố định. Hàng hoá của bạn sẽ được đảm bảo giao đúng hẹn, khả năng hao hụt hay mất mát hàng hoá giảm thiểu ở mức tối đa.

Nhược điểm của hình thức vận chuyển đường sắt

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, hình thức vận chuyển đường sắt vẫn còn tồn đọng những nhược điểm nhất định. Các bạn tham khảo ngay nhược điểm của hình này qua thông tin sau:

1. Phạm vi vận chuyển hạn chế

Phạm vi của vận tải đường sắt phụ thuộc rất lớn vào hệ thống, kết cấu đường sắt. Cho dù hệ thống đường ray nối tuyến Bắc – Nam nhưng chỉ chạy qua các thành phố lớn. Vì vậy khi vận tải ở các tỉnh thành nhỏ lẻ sẽ gặp rất nhiều bất lợi.

Nhược điểm phạm vi vận chuyển hạn chế của vận tải đường sắt
Nhược điểm phạm vi vận chuyển hạn chế của vận tải đường sắt

Tuyến đường ray được đặt cố định nên tính linh động không cao bằng vận tải đường bộ. Tàu không thể di chuyển đến địa điểm hay địa hình khác.

2. Thời gian vận chuyển kéo dài

Thời gian vận chuyển chính là vấn đề chính của phương thức đường sắt. Điều này khiến chúng rất ít được ưa chuộng trong xu hướng hiện đại ngày nay. Những cá nhân hay đơn vị nhỏ sẽ gặp trở ngại rất lớn mặc dù hình thức ít chịu biến động về thời gian.

Đối với các trường hợp phát sinh, lộ trình vận chuyển không thể thay đổi vì địa điểm đã được định sẵn và thuộc dạng lộ trình xuyên suốt. Khách hàng không thể gửi thêm hàng hoá ở những điểm ga không thuộc lộ trình.

3. Chỉ vận chuyển hàng có khối lượng lớn

Những hàng hoá cá nhân nhỏ lẻ yêu cầu tính linh hoạt cao sẽ không phù hợp với loại hình vận chuyển này. Vì vận tải đường sắt chỉ tối ưu trong việc chuyên chở với các hàng hoá có kích thước và trọng lượng lớn.

Hướng dẫn thủ tục gửi và nhận hàng bằng hình thức vận tải đường sắt

Thủ tục gửi hàng và nhận hàng của vận tải đường sắt cũng cần được phải hoàn tất đầy đủ như những phương thức khác. Thủ tục gửi và nhận hàng trong đường sắt chi tiết như sau:

Thủ tục gửi hàng

  • Đầu tiên, bạn phải đăng ký dịch vụ gửi hàng theo như quy định của công ty dịch vụ vận tải thông qua việc khai báo thông tin. Việc đăng ký sẽ thể hiện bằng hợp đồng với điều khoản và điều kiện giữa các bên nếu đơn hàng quy mô lớn. Các bạn chú ý lưu lại chứng từ, hoá đơn, biên nhận để kiểm tra và đối chứng;
  • Tiếp đến, hàng hoá được xếp dỡ đúng như quy định về định mức thời gian theo từng loại mặt hàng. Các bạn nên lưu ý đến định mức thời gian theo từng loại hình xếp dỡ riêng biệt. Hơn nữa, mỗi ga tàu đều có những quy định khác nhau về định mức này nên các bạn đặc biệt lưu ý;
  • Trước khi vận chuyển hàng hoá đến kho bãi của ga theo quy định, việc đóng gói hàng đúng yêu cầu cần phải được hoàn tất. Việc chủ động bảo quản sản phẩm nên được thực hiện ở mức tốt nhất cho dù được đánh giá ổn định trong quá trình vận chuyển.
Thủ tục gửi hàng vận tải đường sắt
Thủ tục gửi hàng vận tải đường sắt

Thủ tục nhận hàng

  • Bên nhận tiến hành khai báo thông tin theo yêu cầu và trùng khớp với thông tin được khai báo từ trước bởi bên gửi. Khi đó, nếu có mã vận đơn vận chuyển hay biên nhận thì bên mua cần phải bổ sung thêm để hoạt động nhận hàng được diễn ra nhanh gọn;
  • Nộp chứng từ, hồ sơ liên quan nếu có chỉ định: giấy giới thiệu nhận hàng, căn cước công dân,…;
  • Thanh toán đầy đủ phí vận chuyển nếu phát sinh. Nhất là các mặt hàng nhập khẩu qua ga liên vận. Bên nhận sẽ phải hoàn thành thêm các vấn đề thủ tục phát sinh theo yêu cầu;
  • Tiến hành nhận hàng và bốc dỡ đúng theo quy định về thời gian của bên nhà ga;
  • Kiểm tra lại và hoàn tất thủ tục rời cổng theo chỉ định của nhân viên nhà ga.

Quy trình hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường sắt

  1. Tiếp nhận thông tin chi tiết về đơn hàng từ phía khách hàng;
  2. Tiến hành khảo sát lượng hàng cần chuyển bởi đội ngũ chuyên môn;
  3. Ghi nhập và báo giá dịch vụ vận chuyển, nếu hai bên thống nhất sẽ đi đến xác nhận và ký kết hợp đồng vận tải;
  4. Xác định chính xác tiến độ giao hàng và thực hiện bốc xếp hàng vận chuyển từ kho ra tàu;
  5. Sau khi sắp xếp hàng hoá theo từng toa và theo đúng yêu cầu hợp đồng, tàu sẽ di chuyển đến địa điểm yêu cầu của bên khách hàng;
  6. Phía công ty dịch vụ sẽ đề nghị thanh toán hợp đồng khi khách hàng nghiệm thu xong. Khách hàng có thể yêu cầu xuất trình hoá đơn giao dịch nếu muốn hoặc theo như điều kiện thoả thuận.
Quy trình hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường sắt
Quy trình hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường sắt

Lời kết

Như vậy là chúng ta đã có câu trả lời cụ thể về vận tải đường sắt có ưu điểm gì? Nhược điểm gì cùng nhiều thông tin bổ ích trong bài viết. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc về loại hình vận tải này thì xin hãy để lại bình luận phía bên dưới.

Nhân viên An Tín Logistics sẽ trực tiếp liên hệ và tư vấn tận tình về vấn đề mà bạn đang gặp phải cho đến khi bạn hài lòng.