Trong lịch sử loài người đã tồn tại mấy kiểu nhà nước?

Câu hỏi:

Trong lịch sử loài người đã tồn tại mấy kiểu nhà nước?

A. 4 – chủ nô – phong kiến – tư hữu – XHCN

B. 4 – phong kiến – chủ nô – tư sản – XHCN

C. 4 – chiếm hữu nô lệ – phong kiến – tư bản – XHCN

D. 4 – địa chủ – nông nô, phong kiến – tư bản – XHCN

Đáp án đúng C.

Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại 4 kiểu nhà nước, bao gồm các kiểu nhà nước là chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và xã hội chủ nghĩa, phù hợp với bốn hình thái kinh tế xã hội là chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Giải thích lý do chọn đáp án C:

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua một thời kì chưa có nhà nước, đó là xã hội cộng sản nguyên thủy, trong xã hội này, trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp kém, khối lượng sản phẩm lao động chỉ đủ duy trì ở mức nhu cầu tối thiểu của các thành viên trong xã hội, không có sản phẩm dư thừa làm của riêng, chưa có tư hữu tài sản, chưa có sự phân chia giai cấp, chưa có bóc lột, do đó chưa có nhà nước.

Nhà nước chỉ ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân hóa thành các giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được.

Lý luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật đã đưa ra khái niệm kiểu nhà nước trong lịch sử: Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.

Cơ sở để xác định kiểu nhà nước là học thuyết Mác – Lênin về các hình thái kinh tế xã hội. Mỗi kiểu nhà nước phù hợp với một chế độ kinh tế nhất định của một xã hội có giai cấp. Đặc điểm chung của mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của một kiểu nhà nước tương ứng.

Trong lịch sử xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế xã hội: Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Tương ứng với bốn hình thái kinh tế xã hội đó đã có bốn kiểu nhà nước:

+ Kiểu nhà nước chủ nô;

+ Kiểu nhà nước phong kiến;

+ Kiểu nhà nước tư sản;

+ Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.