TAND tối cao mới đây công bố dự thảo lần thứ nhất Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 347, 348, 349, 350 bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- 250+ Tên Hán Việt hay cho con gái ý nghĩa, hợp phong thủy và đài cát
- Top 10+ phần mềm ghi âm cuộc gọi 2 chiều cho Android nên dùng
- STT đầu năm mới 2024, Cap chào năm mới hay ý nghĩa
- 21 cách giải rượu bia nhanh giúp bảo vệ gan và lưu ý khi bị say
- Bà bầu ăn nem chua được không? Ăn như thế nào không hại cho thai nhi?
4 điều luật này quy định về nhóm tội danh liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh, trốn đi nước ngoài, ở lại Việt Nam hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
Bạn đang xem: TAND tối cao: Tình dục là một dạng lợi ích phi vật chất
Tình dục là lợi ích phi vật chất
Khoản 1 điều 348 quy định: người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Theo dự thảo, vụ lợi ở trường hợp này nghĩa là thực hiện một trong các hành vi nêu trên nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng cho mình hoặc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Xem thêm : 60 lời chúc mừng tốt nghiệp bằng tiếng Anh hay
Trong đó, lợi ích vật chất là tài sản quy định tại điều 105 của bộ luật Dân sự và lợi ích vật chất khác, ví dụ như tài trợ kinh phí đi du học, đi du lịch…
Lợi ích phi vật chất là những lợi ích không phải lợi ích vật chất, ví dụ như tặng thưởng, tình dục…
Khoản 1 điều 349 quy định: người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Dự thảo giải thích, trốn đi nước ngoài nghĩa là hành vi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ pháp lý mà họ đang phải chịu (truy nã, thi hành bản án, quyết định của tòa án…) hoặc để lao động, cư trú trái phép ở nước ngoài. Người phạm tội thường thực hiện một chuỗi hành vi, điển hình như thỏa thuận với khách về chi phí, thời gian, địa điểm đi, đến, phương tiện, thủ đoạn trốn.
Dự thảo do TAND tối cao công bố lấy 2 ví dụ: A biết B đang bị cấm xuất cảnh, đã thuê người dẫn B qua đường mòn, lối mở để trốn sang Trung Quốc; hoặc C có mục đích đưa D đi Hàn Quốc để lao động bất hợp pháp nên đã làm thủ tục (thành lập công ty, làm hồ sơ để D là nhân viên của công ty, làm visa cho D…) để D đi Hàn Quốc và ở lại lao động bất hợp pháp.
Thế nào là “vì động cơ đê hèn”?
Xem thêm : Đông Nam bộ: Mở đường cho kinh tế phát triển bền vững
Vẫn theo dự thảo, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thêm về một số tình tiết định khung hình phạt đối với nhóm tội danh liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh, trốn đi nước ngoài, ở lại Việt Nam hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
Trong đó, “có tính chất chuyên nghiệp” là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi tổ chức, môi giới hoặc cưỡng ép người khác xuất cảnh, nhập cảnh, trốn đi nước ngoài hoặc ở lại Việt Nam, ở lại nước ngoài trái phép từ 5 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ hành vi vi phạm làm nguồn sống chính.
Hay như tình tiết “vì động cơ đê hèn”, là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội để trả thù; phạm tội để trốn tránh trách nhiệm của bản thân; phạm tội đối với người mà mình mang ơn hoặc những hành vi phạm tội khác thể hiện sự bội bạc, phản trắc.
Hoặc “lợi dụng chức vụ, quyền hạn”, nghĩa là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại Việt Nam, ở lại nước ngoài không đúng quy định của pháp luật.
Một tình tiết khác là “thu lợi bất chính”, là trường hợp người phạm tội thu tiền hoặc tài sản khác không phải là tiền để tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép…
Trường hợp đã chi phí một số khoản thì tùy tình huống cụ thể để xem xét, xác định là thu lợi bất chính hay không. Ví dụ đối với số tiền đã chi thực tế và hợp lý cho việc tổ chức, môi giới (làm visa, mua vé máy bay, thuê dịch vụ vận tải…) thì không tính vào số tiền đã thu lợi bất chính.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp