1. Nguồn gốc xuất xứ giống lợn cỏ
Lợn Cỏ là sản phẩm đặc trưng của một số vùng đất nghèo ở miền Trung mà chủ yếu là ở các tỉnh khu Bốn cũ. Đây là sản phẩm của một nền kinh tế nghèo nàn, quản lý kém, thoái hóa nghiêm trọng do phối giống đồng huyết.
- Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng gì?
- Dương đông kích tây là gì? Chiến lược Dương đông kích tây
- Cá dọn bể (cá lau kiếng) có ăn được không? Những phần nào tuyệt đối không nên thử?
- Uống ngũ cốc có tăng cân không? Hướng dẫn sử dụng cho từng đối tượng
- Bánh Nabati bao nhiêu calo? Cách ăn bánh Nabati không bị mập
2. Phân bố
Bạn đang xem: Đặc điểm nguồn gốc giống lợn cỏ
Trước những năm 60, giống lợn này thấy nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, khu vực Bình Trị Thiên. Do lợi ích kinh tế thấp và nhất là sau khi có chủ trương phổ biến rộng lợn Móng Cái ra các tỉnh miền Trung thì đàn lợn này bị thu hẹp nhanh chúng, không ai nuôi lợn đực nữa và giống lợn này gần như tuyệt chủng. Có một số con lợn con cai sữa để lại (có thể là đã bị tạp giao) nhưng không hề thấy con đực giống Cỏ nào.
3. Đặc điểm ngoại hình giống lợn cỏ
Lợn Cỏ có tầm vóc nhỏ, nhỏ hơn so với các giống lợn nội như lợn Móng Cái, lợn Ỉ. Thể trạng của lợn trưởng thành trung bình vào khoảng 30 – 35kg. Đại đa số là lợn lang trắng đen, mõm dài, xương nhỏ, chủ yếu đi bàn, bụng xệ. Dân địa phương thường mô tả lợn Cỏ như dạng “bồ câu chân nhện”. Da mỏng, lông thưa, màu da trắng bợt thể hiện sự yếu ớt, thiếu dinh dưỡng. Lợn đực thường nhỏ hơn lợn cái do phải phối giống sớm. Phần lớn lợn đực giống là gây ngay từ lợn con trong đàn, lợn con nhảy mẹ nên đồng huyết rất nặng. Những năm 60 khi định tiêu chuẩn cho lợn đực giống Cỏ, người ta (Nghệ An) rất khó khăn khi phải định tiêu chuẩn giống là phải từ 20 kg trở lên bởi vì cả tỉnh khó tìm thấy con đực có trọng lượng lớn hơn 20 kg.
4. Khả năng sản xuất
Lợn nội mỗi năm đẻ 1,2 – 1,3 lứa, mỗi lứa chỉ 6 – 7 con. Do tác động của thức ăn nghèo dinh dưỡng và cộng thêm phối giống đồng huyết (con nhảy mẹ) tạo nên. Khối lượng lợn con lúc cai sữa (2 tháng tuổi) khoảng 3 kg. Lợn nái động dục rất sớm, khoảng 3 tháng tuổi. Tuổi đẻ lứa đầu thường khoảng 10 tháng tuổi. Lợn đực động dục cũng sớm: 2 – 3 tháng tuổi. Do lợn nhảy quá sớm và không được quản lý riêng, làm việc quá sức nên lợn đực giống thường không lớn được. Lợn nuôi thịt đến khoảng 25-30 kg giết thịt, tỷ lệ thịt xẻ thấp, phần bụng (nội quan) và đầu lớn, tính ra tỷ lệ thịt xẻ chỉ đạt khoảng 50 – 55%.
Xem thêm : Giải mã lý do giới trẻ chuộng đầu tư Chứng Chỉ Quỹ
Tính trạng đặc biệt: Là loại hình lợn mini. Có lúc người ta định giữ lại để tạo lợn địa phương mini có chất lượng thịt thơm ngon, nhưng ý tưởng đó không thành cũng do giá trị kinh tế thấp vì lợn quá nhỏ, người đã bỏ nó không thương tiếc trước khi có ý đồ bảo tồn giống lợn cỏ này.
5. Vấn đề bảo tồn nguồn gen giống lợn cỏ
Không đặt ra với lợn cỏ về vấn đề lưu giữ và sản xuất mà nên lưu giữ tư liệu và hình ảnh để tham khảo.
⇑⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GIA SÚC TOÀN TẬP để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.
Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp