Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là lực lượng chiến đấu của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy Lực lượng vũ trang nhân dân gồm những đơn vị nào?
- 8 giống gà tre đứng đầu danh sách những giống gà đẹp nhất
- Hướng dẫn tra cứu số định danh cá nhân của trẻ em nhanh chóng, chính xác nhất
- Chi phí biến đổi là gì? Ví dụ về chi phí biến đổi trong doanh nghiệp
- Hướng dẫn chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản năm 2016
- Mang thai tuổi vị thành niên nên làm gì? Hiểu rõ để có định hướng đúng
Vũ trang là gì?
Lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
Lực lượng vũ trang nhân dân là các tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân Việt Nam lãnh đạo, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý.
Bạn đang xem: Lực lượng vũ trang nhân dân gồm những đơn vị nào?
Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang là:
– Chiến đấu giành và giữ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
– Bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội;
– Bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước;
– Là lực lượng xung kích trong khởi nghĩa toàn dân giành chính quyền, là lực lượng nòng cốt của quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân.
Thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân
Nội dung trên đã giải thích được khái niệm lực lượng vũ trang, vậy Lực lượng vũ trang nhân dân gồm những đơn vị nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật quốc phòng năm 2018 thì Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
Các điều 25, 26 và 27 Luật này quy định rõ hơn về các thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân:
Cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Cơ cấu tổ chức của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm 2 lực lượng là:
– Lực lượng vũ trang thường trực (Quân đội nhân dân và Công an nhân dân);
– Lực lượng vũ trang quần chúng (Dân quân tự vệ và Dự bị động viên).
Xem thêm : Không thể xuyên tạc đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng – Tạp chí Quốc phòng toàn dân
Trong đó Quân đội nhân dân bao gồm:
+ Bộ đội chủ lực: Bao gồm các quân đoàn, các binh chủng kỹ thuật, các nhà trường, nhà trường trong toàn quân.
+ Bộ đội địa phương: Gồm các quân khu, Ban chỉ huy quân sự huyện (quận, thị xã).
+ Bộ đội biên phòng: Là các đơn vị biên phòng làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia.
Những nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kì mới
– Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dân
Đây là quan điểm, nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với các lực lượng vũ trang sẽ quyết định bản chất cách mạng, mục tiêu, phương hướng chiến đấu, đường lối tổ chức và cơ chế hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, bảo đảm nắm chắc quân đội trong mọi tình huống.
Thực tiễn thấy được rằng cách mạng Việt Nam trong mấy chục năm qua đã chứng minh điều đó.
– Tự lực tự cường xây dựng lực lượng lực lượng vũ trang
Điều này có nghĩa là dựa vào sức mình để xây dựng, để giữ vững tính độc lập tự chủ, chủ động không bị chi phối ràng buộc.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
Triệt để tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi về khoa học – công nghệ để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân. Tập trung từng bước hiện đại hóa trang bị kĩ thuật quản lí khai thác bảo quản có hiệu quả trang bị hiện có…
Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân lấy chất lượng là chính, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở.
– Nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng
Xem thêm : 7 món quà tặng thầy cô ý nghĩa nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2023
Nâng cao chất lượng là chính, đồng thời có số lượng phù hợp với tình hình nhiệm vụ và khả năng kinh tế của đất nước. Phải có cơ cấu hợp lí giữa các thứ quân, giữa lực lượng thường trực với lực lượng dự bị động viên.
Thường xuyên làm tốt công tác huấn luyện, diễn tập để nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân.
Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân có chất lượng toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Về chính trị phải thường xuyên làm tốt công tác quán triệt, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân, tin tưởng vào đường lối quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước.
Tin tưởng tuyệt đối, tự giác chấp hành nghiêm mọi đường lối, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Chăm lo xây dựng, củng cố các tổ chức chính trị trong lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh (tổ chức Đảng, đoàn thanh niên, hội đồng quân nhân…).
Chăm lo xây dựng cơ quan chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ chính trị, đảng viên có phẩm chất năng lực tốt, đủ sức lãnh đạo đơn vị.
– Bảo đảm lực lượng vũ trang nhân dân luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi
Lực lượng vũ trang nhân dân phải luôn trong tư thề sẵn sàng chiến đấu, đánh địch kịp thời, bảo vệ được mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống, không để bất ngờ về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật.
Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về mọi mặt, duy trì và chấp hành nghiêm các chế độ, quy định về sẵn sàng chiến đấu, trực ban, trực chiến, trực chỉ huy…
Giải đáp một số câu hỏi về lực lượng vũ trang nhân dân
Quân đội nhân dân gồm những lực lượng nào?
Về cơ cấu tổ chức, Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng; hệ thống các đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu và các đơn vị kinh tế – quốc phòng.
Lực lượng vũ trang nhân dân gồm những lực lượng nào?
Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm những lực lượng: Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ
Lực lượng nào ra đời sớm nhất?
Lực lượng nào ra đời sớm nhất là Dân quân tự vệ.
Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày?
Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày 22-12-1944 tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đội gồm 34 chiến sĩ, có 34 khẩu sung các loại, biên chế thành 3 tiểu đội, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Đội trưởng: Hoàng Sâm Chính trị viên: Xích Thắng Quản lý: Văn Tiên (tức Lộc Văn Lùng). Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo,chỉ huy tuyên bố thành lập Đội” Nhiệm vụ mà Đoàn thể ủy thác cho chúng ta là một nhiệm vụ quan trọng và nặng nề. Chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến, nhiệm vụ ấy có tính chất là một nhiệm vụ giao thời.Vận dụng vũ trang tuyên truyền để kêu gọi toàn dân đứng dậy,chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc khởi nghĩa sau này… Theo chỉ thị của Đoàn thể, dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, tôi xin tuyên bố: Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân thành lập và hạ lệnh cho các đồng chí tiến lên con đường vũ trang tranh đấu…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp