1. Lưới điện phân phối là gì?
Lưới điện phân phối là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp đến 110 kV.
2. Yêu cầu về điểm đấu nối vào lưới điện phân phối
Theo quy định tại Điều 26 Thông tư 39/2015/TT-BCT, Điểm đấu nối trong hệ thống điện phân phối bao gồm:
Bạn đang xem: Lưới điện phân phối là gì? Yêu cầu kỹ thuật chung khi đấu nối vào lưới điện phân phối
a) Điểm nối trang thiết bị, lưới điện và nhà máy điện của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối vào lưới điện phân phối của Đơn vị phân phối điện;
b) Điểm nối trang thiết bị, lưới điện giữa hai Đơn vị phân phối điện;
c) Điểm nối trang thiết bị, lưới điện của Khách hàng sử dụng điện vào lưới điện phân phối của Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
Điểm đấu nối phải được mô tả chi tiết bằng các bản vẽ, sơ đồ, thuyết minh có liên quan trong Thỏa thuận đấu nối hoặc hợp đồng mua bán điện.
Ranh giới phân định tài sản giữa Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện với Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối là điểm đấu nối.
Tài sản của mỗi bên tại ranh giới phân định tài sản phải được liệt kê chi tiết kèm theo các bản vẽ, sơ đồ có liên quan trong Thỏa thuận đấu nối hoặc hợp đồng mua bán điện.
Tài sản thuộc sở hữu của bên nào thì bên đó có trách nhiệm đầu tư, xây dựng và quản lý, vận hành theo các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Tuân thủ quy hoạch phát triển điện lực
Tuân thủ quy hoạch phát triển điện lực là điều kiện thứ hai cần đáp ứng khi tiến hành đấu nối vào lưới điện phân phối. Cụ thể:
– Phương án đấu nối các trạm điện, lưới điện và nhà máy điện mới vào lưới điện phân phối phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Trường hợp phương án đấu nối đề nghị của khách hàng không phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt, Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm thông báo cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối biết để thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo quy định.
4. Trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu về đấu nối và phối hợp thực hiện đấu nối
– Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu về đấu nối thiết bị điện thuộc sở hữu của mình.
– Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm phối hợp thực hiện phương án đấu nối khi khách hàng có hồ sơ đề nghị đấu nối hợp lệ. Việc đấu nối và điều chỉnh đấu nối phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đấu nối.
– Trường hợp các thiết bị tại điểm đấu nối của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu vận hành lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm thông báo và phối hợp với khách hàng đưa ra biện pháp khắc phục. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải chịu mọi chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục.
– Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm ban hành quy trình nội bộ thực hiện các nội dung công tác của đơn vị, phối hợp với khách hàng để nhằm rút ngắn thời gian thực hiện thỏa thuận đấu nối, thực hiện đấu nối cho khách hàng.
5. Yêu cầu kỹ thuật chung đối với thiết bị điện đấu nối vào lưới điện phân phối
Thiết bị điện đấu nối phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Sơ đồ đấu nối điện chính phải bao gồm tất cả thiết bị điện trung và cao áp tại vị trí đấu nối, phải thể hiện được liên kết giữa lưới điện của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối với lưới điện phân phối. Các trang thiết bị điện phải được mô tả bằng các biểu tượng, ký hiệu tiêu chuẩn và được đặt tên, đánh số theo Quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
– Máy cắt có liên hệ trực tiếp với điểm đấu nối và các hệ thống bảo vệ, điều khiển, đo lường đi kèm phải có khả năng đóng cắt dòng điện ngắn mạch lớn nhất tại điểm đấu nối đáp ứng sơ đồ phát triển lưới điện cho 10 năm tiếp theo.
– Máy cắt thực hiện thao tác tại điểm đấu nối giữa nhà máy điện với lưới điện phân phối phải được trang bị hệ thống kiểm tra đồng bộ.
Yêu cầu về cân bằng pha
Trong chế độ làm việc bình thường, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải đảm bảo thiết bị của mình không gây ra thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha tại điểm đấu nối quá 3 % điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc quá 5 % điện áp danh định đối với cấp điện áp dưới 110 kV.Biến dạng sóng hài cho phép tại điểm đấu nối với lưới điện phân phối phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2015/TT-BCT được sửa đổi tại Thông tư 30/2019/TT-BCT.
Mức nhấp nháy điện áp tối đa cho phép tại điểm đấu nối với lưới điện phân phối phải theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Yêu cầu về chế độ nối đất
– Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải áp dụng các chế độ nối đất trung tính trong lưới điện của mình theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác và được sự đồng ý của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
– Trường hợp khách hàng được cung cấp điện từ nhiều phía, khách hàng có trách nhiệm lắp đặt các thiết bị bảo vệ thích hợp nhằm ngăn chặn và hạn chế dòng điện chạy qua điểm trung tính xuống đất.
Yêu cầu về hệ số công suất
Khách hàng sử dụng điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp riêng nhưng có công suất sử dụng cực đại từ 40 kW trở lên có trách nhiệm duy trì hệ số công suất (cosj) tại điểm đặt thiết bị đo đếm điện năng theo hợp đồng mua bán điện không nhỏ hơn 0,9.
Yêu cầu về hệ thống bảo vệ
– Hệ thống rơ le bảo vệ của các trạm điện, đường dây cấp điện áp 110 kV và tổ máy phát điện của nhà máy điện đấu nối vào lưới điện cấp điện áp 110 kV phải tuân thủ Quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống rơ le bảo vệ và tự động hóa trong nhà máy điện và trạm biến áp do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
– Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng có trách nhiệm thiết kế, lắp đặt, chỉnh định, thử nghiệm và vận hành hệ thống bảo vệ trên lưới điện trong phạm vi quản lý để đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu về thời gian tác động, độ nhạy và tính chọn lọc khi loại trừ sự cố, đảm bảo vận hành hệ thống điện phân phối an toàn, tin cậy.
– Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng phải thống nhất các yêu cầu về hệ thống bảo vệ trong Thỏa thuận đấu nối. Việc phối hợp trang bị, lắp đặt các thiết bị bảo vệ rơ le tại điểm đấu nối phải được thỏa thuận giữa Đơn vị phân phối điện, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối và Cấp điều độ có quyền điều khiển trong quá trình thỏa thuận đấu nối.
– Đơn vị phân phối điện phải cung cấp cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng các thông số của hệ thống rơ le bảo vệ trên lưới điện phân phối liên quan trực tiếp đến hệ thống bảo vệ của khách hàng tại điểm đấu nối trong quá trình thỏa thuận đấu nối. Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm tính toán, kiểm tra và ban hành phiếu chỉnh định rơ le bảo vệ hoặc thông qua các trị số chỉnh định trên lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
– Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng không được tự ý lắp đặt thiết bị để hạn chế dòng điện ngắn mạch tại thanh cái đấu nối với lưới điện phân phối, trừ trường hợp có thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện và Cấp điều độ có quyền điều khiển.
– Ngoài các yêu cầu nêu trên, hệ thống bảo vệ của nhà máy điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng đấu nối vào cấp điện áp 110 kV phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Các đường dây điện cấp điện áp 110 kV đấu nối nhà máy điện vào hệ thống điện quốc gia phải có 02 (hai) kênh thông tin liên lạc phục vụ cho việc truyền tín hiệu rơ le bảo vệ giữa hai đầu đường dây với thời gian truyền không lớn hơn 20 ms;
+ Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng đấu nối vào cấp điện áp 110 kV có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt rơ le tần số thấp phục vụ tự động sa thải phụ tải theo tính toán của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
Yêu cầu về hệ thống thông tin
– Nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối có công suất từ 10 MW trở lên hoặc trạm biến áp 110 kV phải được trang bị hệ thống thông tin và kết nối hệ thống này tương thích với hệ thống thông tin của Cấp điều độ có quyền điều khiển phục vụ thông tin liên lạc và truyền dữ liệu trong vận hành hệ thống điện. Các phương tiện thông tin liên lạc tối thiểu phục vụ công tác điều độ gồm kênh trực thông, điện thoại và fax phải hoạt động tốt.
– Các yêu cầu về hệ thống thông tin không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này được các đơn vị thỏa thuận thống nhất và phải ghi rõ trong Thoả thuận đấu nối.
– Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm đầu tư, quản lý, vận hành hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý của mình để đảm bảo thông tin liên tục, tin cậy về Cấp điều độ có quyền điều khiển để phục vụ vận hành hệ thống điện phân phối.
– Cấp điều độ có quyền điều khiển và Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm phối hợp cung cấp cho Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối các yêu cầu về dữ liệu thông tin, giao diện thông tin cần thiết và phối hợp với khách hàng trong việc thử nghiệm, kiểm tra và kết nối hệ thống thông tin, dữ liệu của khách hàng với hệ thống thông tin, dữ liệu hiện có trong phạm vi quản lý phục vụ vận hành hệ thống điện phân phối.
Xem thêm : Hạt đác là gì? 5 lợi ích sức khỏe từ hạt đác
Yêu cầu về kết nối hệ thống SCADA
– Nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối có công suất từ 10 MW trở lên (không phân biệt cấp điện áp đấu nối) và các trạm biến áp 110 kV chưa kết nối đến Trung tâm điều khiển phải được trang bị Gateway hoặc RTU và thiết lập hai kết nối độc lập về mặt vật lý với hệ thống SCADA của cấp điều độ có quyền điều khiển. Trường hợp nhà máy điện, trạm biến áp có nhiều cấp điều độ có quyền điều khiển, các cấp điều độ có trách nhiệm chia sẻ thông tin phục vụ phối hợp vận hành hệ thống điện.
– Nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối có công suất từ 10 MW trở lên, các trạm biến áp 110 kV đã kết nối đến Trung tâm điều khiển phải được trang bị Gateway hoặc RTU được thiết lập một kết nối với hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển và hai kết nối với hệ thống điều khiển tại Trung tâm điều khiển.
– Các yêu cầu về kết nối với hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển không thuộc trường hợp nêu trên phải được các đơn vị thỏa thuận thống nhất và ghi rõ trong Thoả thuận đấu nối. Trong trường hợp này, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển để thống nhất yêu cầu về kết nối hệ thống SCADA trong Thỏa thuận đấu nối.
– Thiết bị đầu cuối RTU/Gateway của Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối phải có đặc tính kỹ thuật tương thích và đảm bảo kết nối được với hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
– Chủ sở hữu nhà máy điện, trạm điện có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt, quản lý, vận hành thiết bị đầu cuối RTU/Gateway trong phạm vi quản lý, đường truyền dữ liệu hoặc thuê của đơn vị cung cấp dịch vụ để đảm bảo kết nối, truyền dữ liệu liên tục, tin cậy về hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
– Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm tích hợp các dữ liệu theo danh sách dữ liệu đã thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối vào hệ thống SCADA của mình. Đơn vị phân phối điện, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm cấu hình, thiết lập cơ sở dữ liệu trên hệ thống của mình để đảm bảo sự tương thích với hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển và phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển trong quá trình thực hiện.
– Trường hợp hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển có sự thay đổi về công nghệ và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sau thời điểm ký Thoả thuận đấu nối dẫn đến phải thay đổi hoặc nâng cấp hệ thống điều khiển, thiết bị đầu cuối RTU/Gateway của Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối, Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm phối hợp thực hiện các hiệu chỉnh cần thiết để các thiết bị của khách hàng và Đơn vị phân phối điện tương thích với các thay đổi của hệ thống SCADA. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm đầu tư, nâng cấp hệ thống điều khiển, thiết bị đầu cuối RTU/Gateway để đảm bảo kết nối tương thích với hệ thống SCADA của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
– Yêu cầu danh sách dữ liệu, yêu cầu kỹ thuật của thiết bị đầu cuối RTU/Gateway được quy định cụ thể tại Quy định về yêu cầu kỹ thuật và quản lý vận hành hệ thống SCADA do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
– Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm tổ chức xây dựng và ban hành Quy định yêu cầu kỹ thuật và quản lý vận hành hệ thống SCADA.
Mọi người cũng hỏi:
Câu hỏi 1: Lưới điện phân phối là gì?
Trả lời: Lưới điện phân phối là mạng lưới hệ thống điện dùng để truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy điện hoặc trạm biến áp đến các điểm tiêu dùng, như các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, thương mại và các cơ sở khác. Lưới điện phân phối bao gồm hệ thống cáp, dây điện, trạm biến áp và các thiết bị điện khác.
Câu hỏi 2: Lưới điện phân phối có cấp điện áp là gì?
Trả lời: Lưới điện phân phối có cấp điện áp là một phần của hệ thống lưới điện phân phối được chia thành các cấp điện áp khác nhau dựa trên mức điện áp của mạng lưới. Các cấp điện áp thường được chia thành ba loại chính: thấp áp (dưới 1 kV), trung áp (từ 1 kV đến 35 kV) và cao áp (trên 35 kV). Cấp điện áp sẽ ảnh hưởng đến cách thức truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng.
Câu hỏi 3: Vai trò của lưới điện phân phối có cấp điện áp là gì?
Trả lời: Lưới điện phân phối có cấp điện áp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện năng cho các điểm tiêu dùng. Vai trò chính của nó bao gồm:
Truyền tải điện năng: Lưới điện phân phối truyền tải điện năng từ các trạm biến áp đến các điểm tiêu dùng khác nhau, đảm bảo điện năng có thể đến được từ nguồn sản xuất đến người sử dụng cuối cùng.
Phân phối điện năng: Lưới điện phân phối chia tách và phân phối điện năng theo nhu cầu của từng khu vực, đảm bảo rằng điện năng được cung cấp đều đặn và ổn định cho người dùng.
Cung cấp độ tin cậy: Lưới điện phân phối phải đảm bảo cung cấp điện ổn định và tin cậy cho các người dùng, ngay cả trong trường hợp sự cố hoặc tình huống bất ngờ.
Câu hỏi 4: Sự cố hoặc hỏng hóc thường gặp trong lưới điện phân phối có cấp điện áp là gì?
Trả lời: Một số sự cố hoặc hỏng hóc thường gặp trong lưới điện phân phối có cấp điện áp bao gồm:
Các tình huống cắt điện không lường trước: Do các nguyên nhân như sự cố kỹ thuật, thời tiết xấu (bão, sấm sét), sự đứt gãy của dây điện, hoặc công việc bảo trì.
Mất điện toàn bộ hoặc một phần: Có thể do hỏng hóc tại các trạm biến áp, thiết bị gãy đứt, hay tình trạng quá tải.
Sự cố nhiễu điện: Gây ra bởi những yếu tố nhiễu tạp trong mạng lưới, có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng điện năng và thiết bị điện trong các điểm tiêu dùng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp