Đầu năm học Tổ Sử – Địa – GDCD Trường Trung học cơ sở Tân Lâm đã triển khai chuyên đề dạy học với chủ đề “Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang – Âu Lạc” nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập cho HS, đáp ứng được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.
Ngày 06 tháng 03 năm 2023, Tại trường THCS Tân Lâm tổ đã tiến hành thực hiện chuyên đề “Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang – Âu Lạc” do cô Phạm Thị Thùy An chịu trách nhiệm chính, về dự chuyên đề có thầy Trần Đình Hoàng hiệu trưởng nhà trường, thầy Nguyễn Văn Thắng phó hiệu trưởng cùng với sự tham của 20 PHHS của lớp, quý thầy cô trong nhà trường và toàn thể giáo viên trong tổ Sử – Địa – GDCD.
Bạn đang xem: CHUYÊN ĐỀ: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI KÌ VĂN LANG – ÂU LẠC
Nền văn minh Văn Lang-Âu Lạc trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, bắt nguồn từ thời đại đồng thau đến sơ kỳ thời đại sắt cùng với quá trình hình thành nhà nước Văn Lang, Âu Lạc vào những thế kỷ II-III TCN. Bản sắc dân tộc là cội nguồn sức mạnh tinh thần để nhân dân Việt Nam vượt qua được mọi thử thách to lớn trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Để hiểu rõ hơn nữa về sự hình thành một trong số các phong tục tập quán của người Việt các em học sinh lớp 6 sẽ được trải nghiệm qua chuyên đề: “Đời sống người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc”
Khởi động bài học bằng phim tài liệu liệu về “Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc” và trả lời các câu hỏi:
? Em hãy cho biết tên nhân vật lịch sử được nhắc đến trong đoạn video?
? Qua đoạn phim tư liệu, em nắm được gì về nếp sống của cư dân Văn Lang, Âu Lạc?
? Nếp sống của cư dân Văn Lang, Âu Lạc nói lên điều gì?
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao sau khi xem đoạn phim tư liệu
Phần hình thành kiến thức được thực hiện với việc khai thác và sử dụng tư liệu gốc, tư liệu hình ảnh minh hoạ, chuẩn bị trước sản phẩm thuyết trình với 4 nhiệm vụ.
Nhiệm vụ 1: Trình chiếu Powerpoint, thuyết trình giới thiệu Trống đồng Ngọc Lũ.
– Trống đồng Ngọc Lũ có màu xanh ngả xám, đường kính mặt 79,3cm, cao 63cm, nặng 86kg gồm 3 phần: Mặt trống, Tang trống, chân trống.
Các nhóm phản biện
Nhiệm vụ 2: Thuyết trình giới thiệu ẩm thực người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc có sản phẩm trải nghiệm. Đây cũng nhiệm vụ mà học sinh mong chờ nhất, bởi sau phần thuyết trình các bạn sẽ được thưởng thức những sản phẩm do chính mình làm ra.
– Từ thời Văn Lang – Âu Lạc thóc gạo là nguồn lương thực chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, chủ yếu là gạo nếp, dùng gạo nếp để thổi cơm, làm bánh chưng, bánh giầy.
– Ngoài thóc gạo là nguồn lương thực chính, cư dân Văn Lang-Âu Lạc còn sử dụng các loại cây có củ cung cấp chất bột như củ từ, khoai lang, sắn, củ mài, khoai sọ, rau quả.
– Thức ăn cũng khá phong phú gồm các loại cá, tôm, cua, ốc, hến, các loại rau củ [bầu, bí, cà, đậu…].
– Người Văn Lang, Âu Lạc cũng đã biết sử dụng nhiều thứ gia vị có nguồn gốc thực vật như gừng, hẹ, riềng, tỏi làm gia vị.
– Trong bữa ăn người ta dùng mâm, bát [chén], muôi [muỗng] để đựng và múc thức ăn.
Học sinh thưởng thức sản phẩm được làm từ gạo nếp, gạo tẻ, các món ăn trong bữa cơm Việt cùng với nước chấm, gia vị đặc trưng.
Các thầy cô cùng thưởng thức các món ăn cùng học sinh
Nhiệm vụ 3: Thuyết trình giới thiệu trang phục có sản phẩm minh chứng tượng trưng.
Trang phục của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã phản ánh một phần trình độ phát triển, đầu óc thẩm mỹ và bản sắc văn hóa của người Việt cổ. Do nghề dệt rất phát triển, người Việt cổ đã sản xuất được nhiều loại vải khác nhau từ sợi đay, gai, tơ tằm, bông, nên đã đáp ứng được nhu cầu may mặc của nhân dân.
Nhiệm vụ 4: Trình chiếu powpoin, thuyết trình nhà ở và phương tiện đi lại của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
Nhà ở có nhiều kiểu cách như nhà sàn, nhà mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa. Nhà sàn mái cong hình thuyền và mái tròn hình mui thuyền, sàn thấp, mái rũ xuống như mái tranh đến tận sàn, có cầu thang lên xuống.
Phương tiện giao thông chủ yếu là thuyền bè do địa bàn sinh sống của người Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu gần sông nước. Thuyền có thuyền độc mộc, thuyền ván với các kiểu loại khác nhau: thuyền chiến, thuyền tải, thuyền bơi trải. Trên bộ còn sử dụng súc vật như voi, trâu, bò, ngựa.
Sau tiết chuyên đề học sinh đã được trải nghiệm về đời sống vật chất của người Việt cổ, từ đó giúp học sinh biết rõ hơn về ăn, ở, mặc và đi lại của cư dân Văn Lang – Âu Lạc. Đó cũng chính là những bước khởi đầu hình thành nên phong tục tập quán của người Việt sau này. Qua đó, học sinh nhận biết được sự tích bánh chưng bánh giầy và biết duy trì, phát huy truyền thống dân tộc Việt.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp