Cúng trả lễ thường được diễn ra vào tháng cuối cùng của một năm. Vào ngày này, người dân địa phương thường trẩy hội về các đền phủ về thực hiện trả lễ cuối năm. Vì sao lại có tục trả lễ cuối năm? Lễ vật và văn khấn tục trả lễ cúng năm là gì?… Có lẽ đây chính là thắc mắc của phần lớn quý gia chủ trong lần đầu tiên tham gia trả lễ.
Câu trả lời sẽ được Đồ Cúng Việt giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!
Bạn đang xem: [Chi tiết] Lễ Vật & Văn Khấn Cúng Trả Lễ Cuối Năm Chuẩn Nhất
Ý nghĩa của cúng trả lễ
Theo tín ngưỡng tâm linh, ông bà ta quan niệm rằng: ” Đầu năm đi vay, cuối năm đi trả nợ.” Với quan niệm “vay – trả”, vào dịp đầu năm, gia chủ sẽ tìm đến những đền phủ linh thiêng để “vay” tiền, “vay” lộc nhằm giúp cho việc kinh doanh, buôn bán, công danh thuận lợi hanh thông. Để rồi cuối năm, họ quay lại những nơi từng “vay mượn” để cảm ơn sự phù hộ cho công việc của mình.
Theo nhà nghiên cứu, GS Ngô Đức Thịnh, từng nhận xét: việc nhiều người tìm đến “vay vốn” tại những cơ sở tín ngưỡng ấy đang là hiện tượng có thật trong xã hội. Và, một khi đã gắn với niềm tin về tâm linh, đó lại là một câu chuyện cần được ứng xử rất tế nhị – và có thể chấp nhận, nếu những người trong cuộc cũng tự có sự chừng mực trong cách nghĩ, cách làm của mình.
Xem thêm : Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính
Xem thêm: Lễ Cúng Tuần Đầu: [Chi tiết] về Nguồn Gốc, Lễ Vật và Văn Khấn
Cúng trả lễ cuối năm gồm những gì?
Như đã nói ở trên, lễ vật trong mâm cúng tạ lễ cuối năm tại các đền phủ không quá câu nệ phải có lễ vật này, lễ vật kia mà quan trọng đó chính là sự thành tâm của quý gia chủ.
Sau đây, Đồ Cúng Việt xin hướng dẫn cách chuẩn bị lễ vật dâng trả lễ cuối năm như sau:
- Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.
- Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.
- Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
- Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.
- Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
Văn khấn cúng tạ lễ cuối năm
Văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu
Văn khấn Tam Bảo
Cần lưu ý gì khi cúng tạ lễ cuối năm?
Thật ra cũng không phải ngẫu nhiên mà Đồ Cúng Việt lại đề cập đến vấn đề này. Nếu quý gia chủ quan tâm đến tin tức thời sự đưa tin vào các dịp lễ hội thì cũng sẽ có những vấn đề không hay xảy ra, từ văn hóa ăn mặc đến trộm cắp, lừa gạt.
Xem thêm : Cấu tạo La bàn, Nguyên tắc hoạt động của la bàn
Chính vì vậy, khi đi lễ đền phủ, quý gia chủ cần phải chú ý những điều sau:
- Đền phủ là chốn linh thiêng, do vậy khi tham gia lễ hội, quý du khách cần phải ăn mặc lịch sự, tránh những trường hợp ăn mặc phản cảm (quần áo hở hang hay váy ngắn).
- Trước khi đi lễ đền thì phải xem thử lễ vật cần phải chuẩn bị khi đi lễ đền phủ đó là gì. Đôi khi đến nơi, vì quá gấp gáp, trễ thời gian lại bị người bán lễ vật nơi đây bán lễ vật với giá cao.
- Lễ vật không cần quá cầu kì, đơn giản, có gì cúng nấy, điều quan trọng nhất là thể hiện được lòng thành tâm của mình.
KẾT LUẬN:
Cúng tạ lễ cuối năm được thực hiện dựa trên quan niệm: “Đầu năm đi vay, cuối năm đi trả”. Cúng tạ lễ không quá yêu cầu về lễ vật cầu kỳ, điều quan trọng nhất là phải bày tỏ được sự thành tâm. Văn khấn cúng tạ lễ tương đối dài và khó nhớ. Do vậy, quý gia chủ có thể in ra khổ giấy A4 để dễ đọc hơn.
Xem thêm: Cúng Ông Chuồng Bà Chuồng: [A-Z] Cách cúng, lễ vật, văn Khấn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp