Mất sổ Đoàn viên có làm thủ tục nhập học được không?

Là một đoàn viên bạn phải có trách nhiệm phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, trong đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp, giúp cho thanh niên bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp, giúp cho thanh niên, song song tự khẳng định bản thân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và tạo điều kiện cho thanh niên rèn luyện, phấn đấu, tiến bộ. Sắp vào mùa nhập học nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp để bước vào cổng trường đại học cần nộp hồ sơ nhập học trong đó có sổ đoàn viên nếu bạn đã được kết nạp thành đoàn viên khi còn học trung học phổ thông. Tuy nhiên nếu chẳng may bạn làm mất sổ đoàn thì cũng đừng quá lo lắng, vì bài viết sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời và những thông tin liên quan đến việc kết nạp đoàn viên mới nhất.

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Mất sổ đoàn viên có nhập học được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể.

Trường hợp bạn mất sổ đoàn thì sau khi nhập học thì cần trình thẻ đoàn cho trường. Sau đó Khoa của trường Đại học bạn đăng ký nhập học sẽ cấp lại sổ đoàn cho bạn.

Nếu bạn mất cả sổ đoàn, thẻ đoàn thì cần về lại trường cấp 2 hoặc cấp 3 nơi các bạn đã kết nạp đoàn để xin cấp lại thẻ đoàn hoặc xác nhận đã được kết nạp vào đoàn, sau đó trường sẽ cấp lại thẻ, khoa sẽ cấp lại sổ đoàn. Nếu các bạn không xin xác nhận được thì sẽ phấn đấu để được kết nạp đoàn lại tại trường Đại học.

Như vậy việc mất sổ đoàn khá nghiêm trọng trong trường hợp mất cả thẻ đoàn tuy nhiên điều này sẽ không ảnh hưởng đến việc bạn được nhập học ở bất kì một trường đại học nào.

2. Thủ tục xin cấp lại sổ đoàn viên:

Khi mất sổ đoàn viên, đoàn viên làm bản tường trình về quá trình từ khi kết nạp đoàn và tham gia hoạt động Đoàn đến khi bị thất lạc hồ sơ, nêu nguyên nhân bị thất lạc hồ sơ, có xác nhận của cơ sở Đoàn mà đoàn viên sinh hoạt trước khi chuyển đến đơn vị hiện tại.

Bước 1: Xem xét dựa trên vào xác nhận trong hồ sơ còn lại và bản tường trình, bổ túc hồ sơ thiếu đối với đoàn viên không vi phạm kỷ luật hoặc tiến hành làm lại toàn bộ hồ sơ, không bỏ sinh hoạt Đoàn theo quy định của Điều lệ, không bị xóa tên khỏi danh sách đoàn viên. Hồ sơ mới được làm lại dựa trên thông tin trước đó của người đoàn viên về thành tích của đoàn viên, nơi kết nạp đoàn, ngày kết nạp đoàn từ khi kết nạp đến thời điểm hiện tại vào sổ đoàn viên mới và toàn bộ quá trình tham gia sinh hoạt đoàn. Cùng lúc đó, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở ra quyết định khôi phục hồ sơ đoàn viên (theo mẫu) và xác nhận trong hồ sơ mới của đoàn viên, quy trình như sau:

Bước 2: Bổ sung đầy đủ thông tin của đoàn viên trong sổ đoàn viên.

Bước 3: Ghi nhận lại toàn bộ quá trình phấn đấu, thành tích của đoàn viên vào phần nhận xét, đánh giá của sổ đoàn viên.

Bước 4: Tiếp tục quản lý đoàn viên theo số quyết định khôi phục đoàn viên, đính kèm quyết định khôi phục vào sổ đoàn viên mới cho đoàn viên.

Do đó, ban có thể viết đơn yêu cầu Ban chấp hành Đoàn cơ sở nơi bạn đang công tác làm thủ tục cấp lại hồ sơ Đoàn viên cho bạn hoặc xin ý kiến Đoàn cấp trên để có hướng giải quyết.

3. Một số quy định liên quan đến đoàn viên:

3.1. Khái niệm:

Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thanh niên Việt Nam tiên tiến, phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc; có lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực; tích cực, gương mẫu trong học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc, gắn bó mật thiết với thanh niên; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Đoàn.

Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn.

3.2. Đoàn viên có nhiệm vụ:

Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Gương mẫu chấp hành và vận động thanh thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Chấp hành Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn; tích cực tuyên truyền về tổ chức Đoàn trong thanh niên; sinh hoạt Đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định.

Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các thành viên khác của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên.

3.3. Đoàn viên có quyền:

Yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, được giúp đỡ và tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành.

Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn.

Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về công việc của tổ chức Đoàn; tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú.

3.4. Về việc kết nạp đoàn viên:

– Điều kiện độ tuổi và trình độ học vấn:

Tại thời điểm xét kết nạp, người được kết nạp vào Đoàn tuổi từ 16 (từ đủ 15 tuổi + 1 ngày) và không quá 30 tuổi.

Thanh niên Việt Nam có lý lịch rõ ràng là người khai đầy đủ, trung thực tất cả các nội dung liên quan đến lịch sử chính trị và các vấn đề lịch sử hiện nay của bản thân theo mẫu sơ yếu lý lịch do Trung ương Đoàn ban hành.

Người được kết nạp vào Đoàn tối thiểu có trình độ tiểu học. Đối với thanh niên đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì vận dụng linh hoạt.

– Xét kết nạp đoàn viên trong một số trường hợp:

Trường hợp thanh niên có nguyện vọng vào Đoàn, hăng hái tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức, có tín nhiệm với thanh niên, nhưng có bố mẹ, anh, chị, em ruột đang bị giam giữ, trước khi xét kết nạp phải xin ý kiến của cấp ủy đảng cùng cấp.

Trường hợp thanh niên làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa có tổ chức Đoàn, hăng hái tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức ở nơi cư trú, có tín nhiệm với thanh niên và có nguyện vọng vào Đoàn thì chi đoàn nơi cư trú xét, đề nghị, ban chấp hành Đoàn xã, phường, thị trấn ra quyết định chuẩn y kết nạp.

– Việc kết nạp thanh niên vào Đoàn được tiến hành theo các bước và thủ tục sau:

– Thanh niên vào Đoàn tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch và được một trong các tập thể, cá nhân sau đây giới thiệu và bảo đảm:

+ Một đoàn viên cùng công tác, sinh hoạt ít nhất ba tháng.

+ Tập thể Chi hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (nếu là hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam).

+ Ban Chấp hành Chi hội Sinh viên Việt Nam (nếu là hội viên Hội Sinh viên Việt Nam).

+ Tập thể chi đội (nếu là đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh).

– Được hội nghị chi đoàn xét đồng ý kết nạp với sự biểu quyết tán thành của trên một phần hai (1/2) tổng số đoàn viên có mặt tại hội nghị và được Đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định kết nạp. Trường hợp xét kết nạp nhiều người thì phải xét và quyết định kết nạp từng người một.

– Ở nơi chưa có tổ chức Đoàn và đoàn viên, hoặc chưa có tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam thì Đoàn cấp trên cử cán bộ, đoàn viên về làm công tác phát triển đoàn viên, hoặc do một đảng viên cùng công tác, sinh hoạt ít nhất ba tháng ở nơi đó giới thiệu và bảo đảm; Ban Chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định kết nạp.

Trường hợp đặc biệt ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn các đơn vị công tác phân tán không có điều kiện họp được toàn thể chi đoàn, nếu được đoàn cấp trên đồng ý thì việc xét kết nạp có thể do ban chấp hành chi đoàn xét và đoàn cấp trên trực tiếp chuẩn y.

– Quy trình công tác phát triển đoàn viên

Bước 1: Chi đoàn, đoàn cơ sở tổ chức tuyên truyền giới thiệu về tổ chức Đoàn cho thanh niên, thông qua các loại hình tổ chức và các phương thức hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.

Bước 2: Chi đoàn, đoàn cơ sở xây dựng kế hoạch kết nạp đoàn viên.

Lập danh sách thanh niên tiên tiến và đội viên trưởng thành.

Lựa chọn đối tượng theo các tiêu chuẩn kết nạp đoàn viên.

Phân công đoàn viên giúp đỡ, dự kiến thời gian bồi dưỡng, thời gian tổ chức kết nạp.

Bước 3: Chi đoàn, đoàn cơ sở bồi dưỡng giáo dục, rèn luyện thanh, thiếu niên vào Đoàn.

Mở lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn, lựa chọn những thanh niên có đủ tiêu chuẩn xét kết nạp (nơi có điều kiện có thể cấp giấy chứng nhận đã học qua lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn cho thanh, thiếu niên).

Ở những nơi không có điều kiện mở lớp tập trung thì có hình phù hợp để thanh niên học tập thức, nghiên cứu sau đó kiểm

Bước 4: Tiến hành các thủ tục và tổ chức kết nạp đoàn viên mới.

Chi đoàn hướng dẫn thanh niên tự khai lý lịch và viết đơn (theo mẫu sổ đoàn viên).

Hội nghị chi đoàn xét, báo cáo lên ban chấp hành đoàn cấp trên.

Ban chấp hành đoàn cấp trên ra quyết định chuẩn y kết nạp.

Chi đoàn tổ chức kết nạp đoàn viên mới, trao Huy hiệu Đoàn, Thẻ đoàn viên.

Hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý đoàn viên, tiếp tục bồi dưỡng tạo điều kiện để đoàn viên mới rèn luyện. Đối với những nơi không có chi đoàn, ban chấp hành đoàn cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở thực hiện quy trình công tác phát triển đoàn viên và quyết định kết nạp đoàn viên.

Thật vinh dự, tự hào khi được đứng trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, mỗi đoàn viên phải có trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ của tổ chức đoàn. Phấn đấu theo mục tiêu lý tưởng của Đảng và Bác Hồ; phát huy chức năng Đoàn là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên; tiên phong trong việc thực hiện các phong trào hành động cách mạng; bảo vệ chăm lo quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho thanh niên; tích cực tham gia công tác xây dựng Đoàn; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân.