Câu 1. Mắt ta nhìn thấy một vật khi
A. Mắt ta hướng vào vật. B. Có ánh sáng từ vật truyền đến mắt ta
Bạn đang xem: Câu 1. Mắt ta nhìn thấy một vật khi A. Mắt ta hướng vào vật. B. Có ánh sáng từ…
C. Mắt ta phát ra những tia sáng đến vật.
D. Giữa vật và mắt không có khoảng tối.
Câu 2. Để nhìn thấy rõ một vật thì
A. Phải có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
B. Mắt quan sát phải bình thường.
C. Kích thước vật đó phải đủ lớn, ánh sáng phát ra từ vật đó không chói.
D. Tất cả các điều kiện trên.
Câu 3. Nguyên nhân tồn tại bóng tối là do
A. Nguồn sáng yếu. B. Ánh sáng truyền đi theo đường cong.
C. Ánh sáng truyền đi theo đường gấp khúc. D. Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
Câu 4. Góc phản xạ là
A. Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ.
B. Góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới.
C. Góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến của gương tại điểm tới.
D. Góc phụ với góc tạo bởi tia tới với tia phản xạ.
Câu 5. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới, góc phản xạ……….góc tới.
A. lớn hơn B. nhỏ hơn
C. bằng D. bằng một nửa
Câu 6. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có đặc điểm
A. Ảnh ảo, không hứng được trên màn, lớn hơn vật.
B. Ảnh thật, không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.
C. Ảnh ảo, không hứng được trên màn, bằng vật.
D. Ảnh ảo, không hứng được trên màn, luôn nhỏ hơn vật.
Câu 7. Vật sáng AB đặt trước gương cầu lồi cho ảnh A”B” có đặc điểm như thế nào?
A. Là ảnh ảo, lớn hơn vật. B. Là ảnh ảo, bằng vật.
C. Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật. D. Là ảnh thật, nhỏ hơn vật.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguồn sáng và vật sáng?
A. Nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng.
B. Vật sáng không bao gồm nguồn sáng.
C. Là ảnh ảo, lớn hơn vật.
D. Cả ba phát biểu đều đúng.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đường truyền của ánh sáng trong môi trường đồng tính?
A. Là đường thẳng. B. Là đường gấp khúc..
C. Có thể là đường cong hoặc thẳng. D. Là đường cong bất kì.
Câu 10. Khi có hiện tượng nhật thực xảy ra, Mặt Trời, Trái Đất với Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng và sắp xếp theo thứ tự là
A. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng.
B. Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất.
C. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng.
D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời.
Câu 11. Vì sao khi có nhật thực, đứng trên mặt đất vào ban ngày trời quang mây, ta lại không nhìn thấy Mặt Trời ?
A. Vì lúc đó Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất, ta nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng.
B. Vì Mặt Trời lúc đó không phát sáng nữa.
C. Vì lúc đó Mặt Trời không chiếu sáng Trái Đất nữa.
D. Vì mắt ta lúc đó đột nhiên không cảm nhận được ánh sáng, không nhìn thấy gì nữa.
Câu 12. Với điều kiện nào thì một mặt phẳng được xem là một gương phẳng ?
A. Bề mặt sần sùi.
B. Mặt rất phẳng.
C. Bề mặt hấp thụ tốt ánh sáng chiếu tới nó.
D. . Bề mặt nhẵn bóng, phản xạ tốt ánh sáng chiếu tới nó.
Câu 13. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng. Biết góc tới bằng 20o . Hỏi góc phản xạ bằng bao nhiêu?
A. 50o . B. 70o .
C. 40o . D. 20o .
Câu 14. Một người cao 1,6 m đứng trước gương phẳng, biết ảnh cách gương 3 m. Hỏi ảnh người đó cao bao nhiêu ?
A. 0,8 m. B. 3,2 m.
C. 1,6 m. D. 1,5 m.
Câu 15. Khi nào ảnh của vật sáng hình mũi tên qua gương phẳng song song cùng chiều với vật?
A . Vật vuông góc với gương. B. Vật song song với gương.
C. Vật hợp với gương 1 góc 45º. D. Không phụ thuộc cách đặt vật.
Câu 16. Khi cho mắt và gương tiến lại gần nhau thì
A . Vùng nhìn thấy thu hẹp lại.
B. Vùng nhìn thấy mở rộng ra.
C. Vùng nhìn thấy không đổi.
D. Vùng nhìn thấy mở rộng ra hay thu hẹp lại phụ thuộc vào số lượng vật đặt trước gương nhiều hay ít.
Câu 17. Khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng
A. Bằng khoảng cách từ vật tới gương.
Xem thêm : 10+ món quà sinh nhật cho mẹ yêu đơn giản, thiết thực, ý nghĩa
B. Nhỏ hơn khoảng cách từ vật tới gương.
C. Lớn hơn khoảng cách từ vật tới gương.
D. không thể so sánh được với khoảng cách từ vật tới gương.
Câu 18. Dưới ánh sáng mặt trời, vật nào sau đây không phải là vật sáng?
A . Chiếc gương phẳng. B. Quyển sách.
C. Bức tranh màu. D. Bảng đen.
Câu 19. Trường hợp nào dưới đây ánh sáng truyền theo đường thẳng ?
A . Ánh sáng truyền từ bóng đèn đến mắt ta.
B. Ánh sáng truyền từ không khí vào một chậu nước.
C. Ánh sáng truyền từ bể cá cảnh đến mắt ta.
D. Ánh sáng mặt trời truyền qua cửa kính vào mắt ta.
Câu 20. Chùm sáng phát ra từ một chiếc đèn pin
A. Luôn là chùm tia hội tụ.
B. Có thể là chùm phân kì hoặc là chùm song song.
C. Luôn là chùm tia phân kì.
D. Luôn là chùm tia song song.
Câu 21. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng, ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 60°. Giá trị góc tới là:
A . 120°. B. 60°.
C. 30°. D. 40°.
Câu 22. Một tia sáng SI đập vào gương phẳng cho một tia phản xạ hợp với mặt phẳng gương một góc 400. Khi đó góc tới của tia tới SI là
A . 400 B. 300
C. 450 D. 500
Câu 23. Một vật sáng có dạng một đoạn thẳng đặt vuông góc với gương phẳng, ảnh của vật sáng đó qua gương phẳng có tính chất:
A Cùng phương, ngược chiều với vật. B. Song song với vật.
C. Vuông góc với vật. D. Cùng phương, cùng chiều với vật.
Câu 24. Ảnh của một điểm sáng đặt trước một gương phẳng là giao của các đường nào sau đây?
A . Các tia tới. B. Tia phản xạ và tia tới.
C. Đường kéo dài của các tia phản xạ. D. Các tia phản xạ.
Câu 25. Chiếu một tia tới lên mặt một gương phẳng có phương hợp với pháp tuyến của gương tại điểm tới một góc 20o . Muốn cho tia phản xạ có phương nằm ngang thì ta phải đặt gương hợp với phương nằm ngang một góc là
A . 40o . B. 70o .
C. 140o . D. 20o .
26. Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. B. Vì ta mở mắt hướng về phía vật.
C. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật. D. Vì vật được chiếu sáng.
27. Chọn phương án trả lời đúng.
A. Ánh sáng bao giờ cũng truyền đi theo đường thẳng.
B. Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng trong môi trường trong suốt và đồng tính.
C. Các nguồn sáng thông thường trong thực tế bao giờ cũng tạo ra chùm sáng phân kì.
D. Đáp án A, C đều đúng.
28. Bóng nửa tối là vùng
A. nằm sau vật cản, chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
B. nằm trước vật cản.
C. nằm sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
D. có màu đen trên màn chắn.
29. Chiếu một tia sáng lên gương phẳng thì góc tới là
A. góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ
B. góc hợp bởi tia tới và gương tại điểm tới.
C. góc hợp bởi tia tới và phương thẳng đứng.
D. góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.
30. Chỉ ra phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây.
A. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.
B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn.
C. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có kích thước bằng vật.
31. Khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng
A lớn hơn khoảng cách từ vật tới gương.
B. nhỏ hơn khoảng cách từ vật tới gương.
C. bằng khoảng cách từ vật tới gương.
D. không thể so sánh được với khoảng cách từ vật tới gương.
32. Vật sáng là
A. những nguồn sáng.
B. những nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó
C. những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
D. những vật luôn phát ra ánh sáng.
33. Chọn phát biểu đúng, trong các phát biểu sau :
A. Chùm sáng xuất phát từ bóng đèn tròn là chùm sáng song song.
B. Chùm sáng loe rộng ra được gọi là chùm sáng hội tụ.
Xem thêm : Công thức tính diện tích tam giác: vuông, thường, cân, đều
C. Chùm sáng song song gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
D. Chùm sáng xuất phát từ bóng đèn tròn là chùm sáng phân kì.
34. Khi xảy ra hiện tượng nhật thực thì những người đứng ở đâu trên Trái Đất có thể quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần ?
A. Chỉ những người đứng trong vùng bóng tối.
B. Tất cả mọi người đứng trên Trái Đất.
C. Chỉ những người đứng trong vùng bóng nửa tối.
D. Chỉ những người đứng trong vùng bóng tối và vùng bóng nửa tối.
35. Khi có hiện tượng nguyệt thực xảy ra, Mặt Trời, Trái Đất với Mặt Trăng nằm trên một đường thẳng và sắp xếp theo thứ tự là
A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng
B. Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất.
C. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng.
D. Mặt Trăng – Mặt Trời – Trái Đất.
36. Có thể quan sát được hiện tượng nhật thực một phần khi người quan sát trên mặt đất đang ở trong vùng nào sau đây?
A. Vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng.
B. Vùng bóng tối của Mặt Trăng.
C. Vùng được chiếu sáng của Trái Đất.
D. Mọi nơi trên Trái Đất đều có thể quan sát được.
37. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng. Biết góc tới bằng 70o . Hỏi góc phản xạ bằng bao nhiêu?
A. 20o . B. 70o .
C. 40o . D. 50o .
38. Chiếu một tia sáng tới gặp một gương phẳng, để tia phản xạ hợp với mặt gương một góc 25o thì tia tới phải hợp với mặt gương một góc là
A. 65o . B. 25o .
C. 50o . D. 40o .
39. Một người cao 1,7 m đứng trước gương phẳng, biết ảnh cách gương 3 m. Hỏi ảnh người đó cao bao nhiêu ?
A. 1,6 m. B. 3,2 m.
C. 3 m. D. 1,7 m.
40. Khi một vật tiến lại gần một gương phẳng thì ảnh của vật tạo bởi vật gương:
A. Tiến lại gần gương và có kích thước tăng dần
B. Tiến lại gần gương và có kích thước không đổi
C. Luôn luôn di chuyển cùng chiều với chiều di chuyển của vật
D. Tiến ra xa gương
41. Chiếu một tia sáng lên gương phẳng. Biết góc phản xạ i’ = 150 , góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là:
A.150 B. 450
C. 300 D. 600
42. Ta không thể hứng được ảnh của một vật qua gương phẳng vì:
A. ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo. B. gương phẳng không tạo ảnh.
C. ảnh của vật không phát ra ánh sáng. D. ảnh và vật trùng khít nhau.
43. Một điểm sáng S đặt trước 1 gương phẳng một khoảng là d cho 1 ảnh S! cách gương 1 đoạn d! . Hãy so sánh d và d!
A . d = d! B. d > d!
C. d
44. Dưới ánh sáng mặt trời, vật nào sau đây không phải là vật sáng?
A . Bảng đen. B. Quyển sách.
C. Bức tranh màu. D. Chiếc gương phẳng.
45. Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ. Câu giải thích nào sau đây là đúng ?
A . Do một nguyên nhân khác
B. Do ánh sáng có thể đi cong qua kẽ giữa các ngón tay.
C. Do ánh sáng có thể truyền theo đường gấp khúc.
D. Do ánh sáng truyền theo đường thẳng.
.
46. Chiếu một tia tới lên gương phẳng. Nếu tia tới hợp với mặt gương một góc 30° thì góc phản xạ bằng
A. 30°. B. 15°.
C. 60°. D. 45°.
47. Chiếu một tia sáng lên gương phẳng. Biết tia phản xạ hợp với mặt gương một góc bằng 20° thì góc tới bằng
A . 80°. B. 35°.
C. 70°. D. 20°.
48. Một tia sáng SI đập vào gương phẳng cho một tia phản xạ hợp với mặt phẳng gương một góc 500. Khi đó góc tới của tia tới SI là
A . 500 B. 300
C. 450 D. 400
49. Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn có công suất lớn ?
A . Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.
B. Để cho lớp học đẹp hơn.
C. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.
D. Để cho học sinh không bị chói mắt.
50. Vùng nhìn thấy của gương phẳng
A . nằm phía sau gương phẳng và không phụ thuộc vào vị trí đặt gương.
B. nằm phía sau gương phẳng và phụ thuộc vào vị trí đặt mắt và gương.
C. nằm phía trước gương phẳng và không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt.
D. nằm phía trước gương phẳng và phụ thuộc vào vị trí đặt mắt và gương.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp