Quy luật giá trị là gì? Mặt tích cực của quy luật giá trị

Quy luật giá trị là gì? Mặt tích cực của quy luật giá trị

Quy luật giá trị là gì? Là một quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất, lưu thông hàng hoá trong chủ nghĩa Mác – Lênin. Bất kỳ ở đâu có sản xuất, trao đổi hàng hoá thì nơi đó có sự xuất hiện của quy luật giá trị. Vậy quy luật giá trị là gì và nó có những tác động như thế nào đến nền kinh tế xã hội hiện nay? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi đó qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Quy luật giá trị là gì?

Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá cần phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là hao phí lao động xã hội là cần thiết.

Trong sản xuất, con người cần phải có sự hao phí sức lao động của mình nhỏ hơn hoặc bằng với mức hao phí lao động xã hội cần thiết thì khi đó mới đạt được lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là lợi thế giúp cho người sản xuất nắm được ưu thế so với những người sản xuất khác.

Quy luật giá trị là gì? Mặt tích cực của quy luật giá trị

Nội dung và sự vận động của quy luật giá trị

Trong quy luật giá trị, sản xuất hàng hoá được thực hiện theo sự hao phí sức lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là phải tiết kiệm lao động. Đối với một hàng hoá thì giá trị của nó cần phải nhỏ hơn hoặc bằng với thời gian lao động xã hội cần thiết để tạo ra hàng hoá đó, tức là giá cả thị trường của hàng hoá. Có như vậy thì việc sản xuất hàng hoá mới đem lại lợi thế cạnh tranh trong lao động.

Trong trao đổi hàng hoá cần phải tuân thủ nguyên tắc ngang giá. Có nghĩa là phải đảm bảo chi phí người sản xuất được bù đắp và đảm bảo hoạt động sản xuất đó có lãi để tiếp tục quá trình tái sản xuất.

Sự vận hành, tác động của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Giá trị là tiền đề của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị. Do đó giá cả phụ thuộc vào giá trị của hàng hoá.

Trên thị trường, giá cả còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: cung – cầu, sự cạnh tranh, sức mua của đồng tiền. Sự ảnh hưởng của các nhân tố này khiến cho giá cả hàng hoá tách rời khỏi giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Đây chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị

Bạn có thể quan tâm

nội dung là gì

phân tích là gì

tập thể là gì

trung thực là gì

sao kê là gì

Mặt tích cực của quy luật giá trị

Quy luật giá trị đã giúp điều tiết tỷ lệ phân chia sức lao động và tư liệu sản xuất vào các ngành sản xuất khác nhau để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đồng thời, nó cũng giúp thu hút hàng hoá từ những nơi có giá cả thấp đến những nơi có giá cả cao, góp phần làm cân bằng hàng hoá giữa các vùng.

Bên cạnh đó, quy luật giá trị còn giúp kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,… Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi trong sản xuất hàng hoá, để duy trì và phát triển thì người sản xuất phải tìm cách làm cho hao phí lao động cá biệt giảm xuống thấp hơn hoặc bằng mức lao động xã hội cần thiết.

Quy luật giá trị trong kinh tế thị trường

Điều tiết sản xuất và tăng cường lưu thông hàng hoá

Quy luật giá trị giúp điều khiển và phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế, sản xuất khác nhau.

Nếu cung

Nếu cung > cầu thì giá cả thấp hơn giá trị, hàng hoá sản xuất ra nhiều hơn so với nhu cầu của thị trường, khó bán, sản xuất không thu về lãi. Khi đó người sản xuất phải ngừng hoặc giảm sản xuất, nếu giá cả giảm thì khi đó cầu hàng hoá sẽ tăng lên.

Trong trường hợp cung bằng cầu thì giá cả bằng với giá trị, nền kinh tế khi đó được gọi là bão hoà.

Sự điều tiết lưu thông của quy luật giá trị sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của giá cả hàng hoá trên thị trường. Sự biến động của giá cả sẽ ảnh hưởng đến biến động của nền kinh tế hàng hoá.

Thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển, nâng cao cải tiến kỹ thuật, gia tăng năng suất lao động

Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi cá thể đóng vai trò là một chủ thể sản xuất có tính độc lập trong quá trình sản xuất. Do đó mà sự hao tổn lao động của mỗi chủ thể cũng sẽ khác nhau. Người nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá sẽ bị thua lỗ. Ngược lại, người nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu về lợi nhuận.

Để giành được lợi thế cạnh tranh và hạn chế nguy cơ phá sản, vỡ nợ thì người sản xuất cần phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình. Để làm được như vậy thì họ cần dùng các biện pháp tối đa hoá chi phí sản xuất của mình bằng cách ứng dụng những cải tiến khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển.

Tham khảo những tài liệu khác về các lĩnh vực tại AMA

Tạo ra sự phân hoá giàu nghèo trong sản xuất

Quá trình tạo lợi thế cạnh tranh của các chủ thể sản xuất sẽ kéo theo hệ quả là những ai có điều kiện sản xuất thuận lợi, có kiến thức, trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật được trang bị tốt thì hao phí lao động cá biệt sẽ thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, từ đó mà họ sẽ thu về nhiều lợi nhuận hơn và trở thành người giàu. Trái lại là những người không tạo được những lợi thế cạnh tranh riêng thì sẽ thua lỗ, phá sản và trở thành người nghèo.

Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế

Mỗi nước thường có ưu thế riêng biệt bởi thời gian và trình độ xuất phát điểm của nền kinh tế mỗi quốc gia đều khác nhau. Với mục đích tìm kiếm và thu về lợi nhuận thì sự đầu tư trong và ngoài nước sẽ ngày càng phát triển, giúp quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh chóng hơn.

Do tốc độ phát triển khác nhau nên trong khi nước này quá lạc hậu thì nước kia lại phát triển; sự phân bổ tài nguyên không đồng đều nên nước này có điều kiện sản xuất về cái này còn nước kia lại có điều kiện sản xuất về cái khác. Điều này thúc đẩy sự chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất để có chi phí sản xuất thấp nhất, từ đó làm cho giá cả thấp và có cơ hội tạo được lợi thế trên thương trường.

Trên đây là những thông tin cơ bản về quy luật giá trị là gì mà AMA muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hiểu được vai trò quan trọng của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường hiện nay. Việc phát huy được các mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của nó còn phụ thuộc rất lớn vào vai trò quản lý của nhà nước và sự nhận thức của mỗi người dân.