1. Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh bú mẹ
Tiêu chảy là tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn trong một ngày. Theo đó, nguyên nhân gây ra tiêu chảy đến từ:
• Chế độ ăn của mẹ: Trẻ sơ sinh bú mẹ bị tiêu chảy thông thường là do chế độ ăn của mẹ không hợp lý. Chẳng hạn như mẹ ăn nhiều thực phẩm chiên rán, đồ cay nóng hoặc uống rượu bia, khiến nguồn sữa bị ảnh hưởng, dẫn đến trẻ sơ sinh đi ngoài liên tục.
Bạn đang xem: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì và tránh ăn gì?
• Rối loạn tiêu hóa: Đa phần trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa là do sức đề kháng và hệ tiêu hóa yếu ớt, vì vậy dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa gây ra triệu chứng tiêu chảy, đi phân nhầy lẫn máu; đồng thời, đi ngoài nhiều lần khiến trẻ mệt mỏi, nôn trớ và bú kém.
• Khả năng dung nạp kém: Nhiều trẻ có khả năng dung nạp kém, dẫn đến dưỡng chất bị kẹt lại trong ruột, không thể đi vào máu nuôi cơ thể. Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến trẻ thiếu chất, mà còn làm cho dạ dày khó chịu, gây ra đau bụng và tiêu chảy.
2. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời. Trong sữa của mẹ bao gồm đầy đủ tất cả dưỡng chất quan trọng, cần thiết đối với quá trình phát triển của con. Mặc dù vậy, chất lượng nguồn sữa dễ bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống hằng ngày. Do đó, khi phát hiện trẻ sơ sinh bú mẹ bị tiêu chảy, mẹ nên xem xét thay đổi khẩu phần ăn, để tạo ra nguồn sữa thơm ngon, hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
2.1. Áp dụng chế độ BRAT
BRAT là viết tắt của khẩu phần dinh dưỡng bao gồm chuối, gạo, táo, bánh mì nướng. Đây là nhóm thực phẩm ít béo, ít chất đạm nhưng giàu chất xơ, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ và bé:
• Chuối
Quả chuối rất giàu pectin – một loại chất xơ hòa tan giúp hấp thụ chất lỏng dư thừa, ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó, chuối còn có vitamin – khoáng chất dồi dào giúp sữa mẹ thơm và chất lượng hơn. Mẹ có thể ăn chuối trực tiếp hoặc làm kem chuối, bánh chuối hấp nước cốt dừa để thay đổi khẩu vị.
Ngoài ra, khi ăn chuối, mẹ cần lựa chọn quả chín vừa tới, to, tròn và không giập. Chú ý không được ăn quá nhiều, mà chỉ ăn 2 quả vào buổi sáng và trưa, tránh ăn buổi tối hoặc lúc đói vì có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
• Táo
Táo bổ sung lượng đường tự nhiên, hỗ trợ xoa dịu đường ruột và khắc phục rối loạn tiêu hóa, điển hình là tiêu chảy. Mẹ có thể cắt táo thành miếng nhỏ và ăn trực tiếp, hoặc tốt hơn là uống nước ép táo để tăng cường hấp thu vi chất, giúp sữa mẹ tốt hơn và đồng thời, hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ.
• Bánh mì nướng và gạo
Đây là nhóm thực phẩm giàu tinh bột, ít chất xơ, giúp giữ nước trong cơ thể và giảm đi tiêu phân lỏng nhiều lần.
2.2. Sữa chua tốt cho mẹ và bé
Lợi khuẩn probiotics trong sữa chua vừa bảo vệ đường ruột của mẹ, vừa kiểm soát tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ nên ăn sữa chua mỗi ngày (khoảng 1 – 2 cốc) – đây cũng là một lựa chọn bổ sung protein, canxi và hầu hết chất dinh dưỡng cần thiết, mà không phải nạp quá nhiều calo vào cơ thể.
Mặc dù vậy, mẹ cần lưu ý lựa chọn sữa chua không đường để tốt hơn cho hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ cũng không được ăn hay uống sữa chua quá lạnh. Đồng thời, hãy kết hợp sữa chua với các loại quả mọng, táo, đào, đu đủ, để không chỉ gia tăng vị giác cho mẹ ăn ngon miệng, mà còn bảo vệ đường ruột khỏe mạnh.
Xem thêm : Chữa mề đay bằng lá khế có hiệu quả như lời đồn? Tham khảo ngay
Xem thêm: Mẹ ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh
2.3. Mẹ nên ăn thịt bò, thịt gà
Nếu mẹ có thắc mắc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì thì các loại thịt như thịt gà hoặc thịt bò là gợi ý đáng cân nhắc. Theo đó, ăn nhiều thịt này giúp sữa mẹ được bổ sung thêm kẽm. Đây là vi chất quan trọng giúp tăng tốc độ phục hồi của đường ruột, giảm thời gian tiêu chảy, cũng như giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
Với thịt bò, mẹ có thể chế biến thành món salad, súp bò rau củ hoặc canh bắp bò hầm bí đỏ để thay đổi khẩu vị mỗi ngày. Cần lưu ý không được ăn thịt bò với hải sản vì điều này gây ra chứng ợ hơi, khó tiêu cho mẹ. Mẹ cũng phải chọn thời gian ăn thịt bò hợp lý, trong đó buổi sáng và trưa là thời điểm tốt nhất, ngược lại nếu ăn thịt bò vào buổi tối có thể khiến gan hoạt động nhiều hơn, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh về gan, đại tràng.
Với thịt gà, mẹ nên ăn vừa phải, khoảng 3 – 4 bữa/tuần và mỗi bữa không quá 100g. Khi ăn cần lưu ý nấu chín kỹ, không ăn thịt gà sống, cụ thể là các món gỏi. Ngoài ra, mẹ hãy loại bỏ da gà để tốt hơn cho sức khỏe của mẹ và bé. Một số món ăn làm từ thịt gà như gà ninh hạt sen, gà hầm ngải cứu, gà hầm tam thất cũng là nguồn dinh dưỡng giúp kích thích sữa về nhiều và chất lượng hơn, qua đó khắc phục tiêu chảy ở trẻ.
2.4. Khoai lang giúp cải thiện tiêu hóa
Khoai lang rất giàu chất xơ, hỗ trợ tăng đề kháng, nhuận tràng và ngừa táo bón. Đặc biệt, mẹ cho con bú ăn khoai lang giúp trẻ sơ sinh ít gặp tiêu chảy, cải thiện tiêu hóa tốt hơn.
Có nhiều cách chế biến khoai lang để mẹ thưởng thức mỗi ngày. Trong đó, hấp là cách tốt nhất để duy trì toàn bộ vitamin và khoáng chất thiết yếu. Ngoài ra, mẹ có thể chế biến khoai lang thành món chè, trộn với một ít dầu oliu vừa tạo ra món ăn bổ dưỡng, vừa có lợi cho sức khỏe.
Lưu ý, mẹ không nên ăn quá nhiều khoai lang khi đói vì có thể gây ra chứng ợ chua khó chịu. Với củ khoai lang có vỏ xanh, đã mọc mầm thì mẹ không nên ăn do chứa nhiều thành phần độc hại, dễ ảnh hưởng đến nguồn sữa, cũng như sức khỏe của trẻ sơ sinh.
2.5. Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì? Hãy bổ sung hồng xiêm vào chế độ ăn của mẹ
Ngoài bổ sung năng lượng, giúp mẹ đủ sữa cho con bú, hồng xiêm chứa nhiều chất xơ, tannin và polyphenolic, hỗ trợ ngăn ngừa tiêu chảy, chống nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Thông thường, hồng xiêm được chế biến thành món sinh tố hoặc mẹ có thể ăn trực tiếp để hấp thu toàn bộ dinh dưỡng và tăng chất lượng nguồn sữa.
Mặc dù vậy, các chuyên gia khuyến khích mẹ chỉ nên ăn hồng xiêm 1 – 2 lần/tuần và phải lựa chọn quả chín ngọt, gọt vỏ sạch. Ngoài ra, mẹ cũng phải hạn chế ăn hồng xiêm lúc bụng đói để tránh tình trạng khó tiêu, đau dạ dày.
2.6. Rau dền
Với hàm lượng chất xơ dồi dào, rau dền giúp đường ruột khỏe mạnh, giảm táo bón và mất nước do đi ngoài nhiều lần. Mẹ có thể nấu canh rau dền mồng tơi – đây là món ăn quen thuộc, giàu dinh dưỡng và dễ chế biến.
Tuy nhiên, cần lưu ý không ăn rau dền đã để qua đêm hoặc đã hâm lại nhiều lần, đồng thời các mẹ bị viêm khớp dạng thấp, bệnh sỏi hoặc bệnh gút cũng phải hạn chế ăn rau dền, để ngăn ngừa nguy hại cho sức khỏe.
2.7. Uống đủ nước mỗi ngày
Ngoài tìm hiểu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì, chị em cũng phải uống nhiều nước, tối đa 1,5 – 2 lít mỗi ngày. Theo đó, bổ sung nước không chỉ tăng cường sản xuất sữa mẹ, mà còn nâng cao chất lượng nguồn sữa, cải thiện tiêu chảy và tránh mất nước ở trẻ đi ngoài nhiều lần.
2.8. Sữa bầu
Sữa bầu không chỉ sử dụng trong giai đoạn mang thai, mà còn được khuyến khích uống mỗi ngày sau khi sinh. Lý do là uống sữa bầu giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh chóng, tăng cường tiết sữa và nâng cao chất lượng sữa, qua đó ngăn ngừa vấn đề tiêu hóa ở trẻ.
Hiện nay, Frisomum Gold là dòng sữa giàu dinh dưỡng, được các mẹ lựa chọn đồng hành trong suốt giai đoạn mang thai và cho con bú. Sản phẩm nổi bật hệ dưỡng chất dành riêng cho trẻ, bao gồm Axit Folic, Canxi, DHA, vitamin D và vitamin B12 giúp con phát triển toàn diện về mọi mặt. Cùng với Magie và vitamin nhóm B, giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi khi chăm sóc trẻ; đồng thời có nhiều năng lượng, để tạo ra nguồn sữa dồi dào, chất lượng hơn. Nhờ vậy, trẻ bú sữa mẹ ít gặp phải vấn đề tiêu chảy, được bổ sung thêm dinh dưỡng và điện giải để tránh mất nước khi đi ngoài nhiều.
2.9. Trà hoa cúc
Xem thêm : Dung dịch vệ sinh Dạ Hương loại nào tốt, an toàn, nên sử dụng?
Bên cạnh nước lọc, mẹ có thể uống trà hoa cúc. Đây là loại trà giúp “mát” sữa, làm dịu tiêu hóa, kiểm soát tình trạng đau bụng và tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
3. Trẻ bị tiêu chảy mẹ nên kiêng ăn gì?
Sau đây là danh sách thực phẩm mẹ nên kiêng ăn khi trẻ sơ sinh bú mẹ bị tiêu chảy:
3.1. Thực phẩm gây dị ứng
Phụ nữ cho con bú nên hạn chế sử dụng hải sản, rau muống hoặc đậu phộng trong bữa ăn hàng ngày. Đây là nhóm thực phẩm khiến sữa mẹ giảm chất lượng, gây ra tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
3.2. Thực phẩm chưa nấu chín
Các loại thực phẩm chưa nấu chín là nguyên nhân gây ra ngộ độc, rối loạn tiêu hóa ở mẹ, đồng thời ảnh hưởng xấu đến đường ruột của trẻ bú mẹ.
3.3. Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
Vi khuẩn có trong thực phẩm ôi thiu, không được nấu chín kỹ là thủ phạm gây ra tiêu chảy, dẫn đến mất nước hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.
3.4. Thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng là giải đáp tiếp theo cho câu hỏi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ không nên ăn gì. Theo đó, trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, chị em nên tránh thực phẩm cay nóng, nhiều tỏi, ớt hoặc hạt tiêu. Đây là nhóm gia vị gây kích ứng, khiến trẻ quấy khóc và đi ngoài phân lỏng thường xuyên.
3.5. Chất kích thích, đồ uống có gas
Không được sử dụng các loại đồ uống như cà phê, rượu bia hoặc nước ngọt có gas. Đây là tác nhân ảnh hưởng đến sữa mẹ, khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, đồng thời tăng nguy cơ chậm phát triển.
Ngoài ra, mẹ cũng phải lưu ý khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chỉ định phù hợp, tránh gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của mẹ và bé.
4. Các lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Ngoài thay đổi chế độ dinh dưỡng, còn có một số nguyên tắc mẹ nên lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà:
• Trong trường hợp trẻ bị mất nước do đi ngoài thường xuyên, khuyến cáo mẹ nên cho con bú với tần suất nhiều hơn, nhằm bổ sung điện giải và chất dinh dưỡng cho trẻ.
• Mẹ nên ăn chín, uống sôi để duy trì nguồn sữa chất lượng cho con.
• Thực hiện ăn chín, uống sôi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
• Phụ nữ đang cho con bú nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc bổ sung vitamin hoặc chất sắt. Bởi đây cũng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy cho bé.
• Không tự ý cho trẻ sơ sinh uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
• Tiêu chảy do vi khuẩn có thể lây lan dễ dàng, do đó mẹ phải rửa tay thật sạch trước khi thay tã hoặc cho con bú.
Thông tin trên đây đã giải đáp vấn đề trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì. Theo đó, tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ, nhưng bố mẹ không nên quá lo lắng. Hãy chủ động giúp con khắc phục, bằng cách ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước. Trường hợp đã thử mọi cách, nhưng trẻ vẫn bị tiêu chảy kéo dài, đi kèm sốt cao, tiêu phân có máu, mắt trũng hoặc tiểu ít, bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ sớm, để được chẩn đoán và có giải pháp điều trị tốt hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp