Chữa mề đay bằng lá khế là mẹo dân gian được người dân truyền tai nhau thực hiện với tác dụng cải thiện tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ. Tuy nhiên, làm sao để áp dụng đúng và đạt được hiệu quả cao ở phương pháp này thì không phải đơn giản. Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Vì sao lá khế có công dụng chữa mề đay?
Lá khế hay còn gọi là ngũ liễm, thuộc họ chua me. Đây là vị thuốc nam cổ truyền quen thuộc với người dân Việt Nam.
Bạn đang xem: Chữa mề đay bằng lá khế có hiệu quả như lời đồn? Tham khảo ngay
Từ xa xưa, người Ấn Độ đã dùng lá khế để cầm máu, hạ sốt, lợi tiểu, ngăn chặn sự phát triển của búi trĩ. Người dân Brazil thì dùng dược liệu này để chữa bệnh viêm nhiễm ngoài da như dị ứng thời tiết, nổi mề đay, mẩn ngứa… Ngoài ra, hạt của quả khế cũng có tính giải độc và an thần tốt.
Theo Y học cổ truyền, lá khế có vị chua, chát, tính bình, có khả năng tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc. Với đặc tính này, lá khế được dùng rất nhiều trong các bài thuốc điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay…
Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng chỉ ra, trong lá khế chứa lượng lớn vitamin C, flavonoid… có tác dụng kháng viêm, làm lành vết thương hiệu quả.
Với những công dụng kể trên, mẹo trị mề đay bằng lá khế mang lại hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí đáng kể. Do đó, bạn có thể áp dụng cách này để cải thiện tình trạng ngứa ngáy của mình.
>>> Nổi mề đay là bệnh gì? – Tìm hiểu nguyên nhân để có phương pháp điều trị hiệu quả
2. Hướng dẫn 7 cách chữa mề đay bằng lá khế dễ thực hiện tại nhà
Chữa nổi mề đay bằng lá khế mang đến hiệu quả nhất định, tuy nhiên không phải bài thuốc nào cũng phù hợp với người bệnh. Vì vậy, nếu bạn muốn áp dụng mẹo dân gian này hãy tham khảo các cách thực hiện dưới đây.
2.1. Tắm nước lá khế chữa mề đay
Đây là cách chữa mề đay bằng lá khế được nhiều người áp dụng nhất ở mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh. Cách này không chỉ an toàn mà còn dễ thực hiện, chỉ với các thao tác sau:
- Rửa sạch 200g lá khế tươi, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút để sát khuẩn.
- Sau đó, cho vào nồi cùng 2 lít nước lọc, đun sôi chừng 5 phút thì tắt bếp.
- Bỏ bã lá khế lấy nước, phần nước vừa đun pha với nước lạnh để tắm.
- Mỗi ngày tắm 1 lần, thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ thấy triệu chứng ngứa ngáy được giảm rõ rệt.
2.2. Chườm nóng lá khế chữa mề đay
Nếu chẳng may bạn bị mề đay do thay đổi thời tiết đột ngột, hãy thử sao lá khế vàng để chườm nóng. Cách thực hiện này sẽ loại bỏ khí hàn, giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy và viêm đỏ trên da.
Cách thực hiện khá đơn giản:
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế non, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
- Tiếp đến, bạn cho lá khế vào chảo sao vàng cho tới khi khô lại.
- Cho hết lá khế vào vải thưa, bọc kín và chườm lên da đang bị nổi mề đay đến khi dược liệu nguội.
- Tiếp tục sao lại lá khế và chườm tiếp lên da.
Lưu ý: Sau khi sao lá khế xong bạn có thể để nguội một chút rồi chườm lên da, tránh tình trạng nóng quá gây bỏng da.
2.3. Chữa mề đay bằng lá khế xông hơi
Xông hơi lá khế chữa mề đay giúp cho tinh chất trong dược liệu thẩm thấu vào da nhanh hơn, từ đó giúp người bệnh không còn cảm giác ngứa ngáy, da được làm sạch và thông thoáng.
Để áp dụng mẹo xông hơi lá khế, người bệnh thực hiện các bước sau:
- Hái 1 nắm lá khế vừa đủ, rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng chừng 5 phút.
- Sau đó cho lá khế vào nấu chung với 2 lít nước, để sôi chừng 5 phút.
- Khi nước sôi đổ ra chậu, trùm kín khăn qua đầu, ngồi xông hơi dưới nước lá khế cho tới khi nguội.
- Bạn có thể sử dụng nước lá khế vừa xông để tắm.
Lưu ý: Cách thực hiện này chỉ phù hợp với người lớn, không nên áp dụng với trẻ nhỏ.
2.4. Uống nước ép lá khế
Một trong những cách trị mề đay bằng lá khế hiệu quả là uống nước từ lá khế. Như đã nói ở trên, lá khế có công dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích lợi tiểu. Hơn nữa, dược liệu này cũng có tác dụng hỗ trợ chữa mề đay mãn tính.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 20g lá khế tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để làm sạch vi khuẩn.
- Vớt lá khế, sau đó cho vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ để đun sôi.
- Phần nước thu được dùng để uống hết trong ngày, duy trì 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
2.5. Bài thuốc chữa mề đay bằng lá khế và muối biển
Lá khế kết hợp với muối biển có tác dụng giảm triệu chứng sưng đỏ, ngứa, hạn chế nguy cơ bội nhiễm và tăng khả năng sát trùng cho da. Vì vậy, bạn có thể an tâm áp dụng bài thuốc này.
Xem thêm : Tế bào là gì?
Cách thực hiện:
- Hái 1 nắm lá khế, rửa sạch, để ráo nước.
- Cho lá khế vào cối, giã nguyễn cùng với 1 thìa muối biển.
- Vệ sinh vùng da bị mề đay sạch sẽ, sau đó đắp lá khế vừa giã lên, giữ cố định trong 20 phút.
- Tiếp theo, rửa lại với nước ấm cho sạch sẽ. Thực hiện liên tục ngày 1 lần sẽ không còn tình trạng ngứa ngáy.
2.6. Kết hợp lá khế, lá long não và thanh hao trị mẩn ngứa, mề đay
Ngoài các bài thuốc riêng về lá khế, bạn có thể kết hợp dược liệu này với lá long não và thanh hao. Cả hai dược liệu này đều có công dụng chữa viêm da, mẩn ngứa, mề đay hiệu quả.
Ngoài tác dụng đẩy lùi triệu chứng mề đay, bài thuốc này còn giúp cơ thể thoải mái, thư giãn đầu óc nhờ tinh dầu dược liệu.
Cách thực hiện bài thuốc:
- Chuẩn bị 100g lá khế, lá long não, lá thanh hao, rửa sạch, để ráo nước.
- Cho hết nguyên liệu vào nồi cùng 5 lít nước, đun sôi.
- Đổ phần nước này ra thau, đợi nguội bớt rồi tắm. Có thể sử dụng bã để chà nhẹ lên da.
2.7. Bài thuốc chữa mề đay từ lá khế, lá tía tô, lá kinh giới
Bạn cũng có thể kết hợp lá khế với tía tô, kinh giới để làm nước tắm. Bởi, kinh giới và tía tô đều có công dụng rất tốt cho người bị mề đay giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, giảm ngứa.
Cách thực hiện bài thuốc:
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế, tía tô, kinh giới, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong 5 phút.
- Cho các dược liệu vào trong nồi, đổ thêm 5 lít nước vào cùng, đun sôi trong 2 phút.
- Sau khi nước sôi, đổ nước ra thau, chờ nguội bớt rồi pha với nước lạnh để tắm.
- Tắm bài thuốc lá này thường xuyên trong 1 tuần sẽ giúp giảm ngay triệu chứng mẩn ngứa.
3. Lưu ý khi áp dụng mẹo trị mề đay bằng lá khế
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, chữa mày đay bằng lá khế là mẹo dân gian mang lại hiệu quả giảm ngứa. Tuy nhiên, khi áp dụng người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Nên chọn lá khế còn tươi, không sâu bệnh. Đồng thời, lá khế phải được ngâm rửa sạch sẽ để loại bỏ hết vi khuẩn trước khi dùng.
- Người bệnh nên bôi thử một ít nước lá khế lên cổ hoặc tay trước khi tắm, uống. Nếu không thấy có hiện tượng dị ứng có thể sử dụng toàn cơ thể.
- Cách chữa mề đay bằng lá khế có tác dụng khá chậm. Vì thế, bạn cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Hơn nữa, mẹo dân gian này chỉ có tác dụng hỗ trợ, không điều trị bệnh tận gốc. Vì vậy, sau 1 tuần sử dụng không có hiệu quả, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.
- Hiệu quả của bài thuốc lá khế còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, vì vậy, trong quá trình áp dụng cần xác định rõ tình trạng mề đay để điều trị phù hợp.
- Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý chủ động chăm sóc da, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.
Kết luận chung
Qua bài viết trên, chắc hẳn người đọc đã hiểu hơn về cách chữa mề đay bằng lá khế. Mặc dù có tác dụng giảm ngứa, mẩn đỏ tuy nhiên mẹo dân gian này không thể điều trị tận gốc tình trạng mề đay. Vì vậy, những trường hợp tái phát liên tục nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc về mẹo dân gian này hoặc muốn hỗ trợ tư vấn phương pháp điều trị mề đay, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia tư vấn.
Xem thêm:
- 8 cách chữa mề đay bằng lá tía tô – Đơn giản, dễ thực hiện tại nhà
- Nổi Mề đay tắm nước nóng hay lạnh? – Hầu hết người bệnh chưa biết câu trả lời
- 20 cách chữa nổi mề đay tại nhà – Những bài thuốc giúp bạn cải thiện nhanh cơn ngứa ngáy
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp