Mẹ bị ốm, có nên cho con bú?

Trong thời gian cho con bú, bạn bị mắc các bệnh sau đây hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nên hay không nên cho con bú?

  • Thủy đậu
  • Cytomegalovirus (CMV)
  • Trầm cảm: Các chuyên gia khuyến khích phụ nữ bị trầm cảm nên cho con bú, nhưng nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ liệu việc cho con bú có an toàn hay không.
  • Viêm gan C: Nếu núm vú của bạn bị tổn thương, bác sĩ có thể khuyên bạn tạm thời ngừng cho con bú, vì vi-rút có thể truyền qua máu bị nhiễm bệnh. Để duy trì nguồn sữa của bạn, bạn có thể hút và đổ bỏ sữa đã hút ra.
  • Herpes simplex
  • Bệnh lupus: Hầu hết các bà mẹ bị lupus có thể cho con bú an toàn, nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) có thể không an toàn nếu bạn đang cho con bú.
  • Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm
  • Bệnh giang mai: Việc cho con bú sẽ an toàn khi bạn không có bất kỳ tổn thương nào trên vú. Nếu bạn bị tổn thương trên vú, không được cho con bú từ vú bị tổn thương cho đến khi vết loét lành.
  • Tưa miệng
  • Toxoplasmosis: Các nghiên cứu chỉ ra rằng toxoplasmosis không lây truyền qua sữa mẹ, nhưng về mặt lý thuyết, ký sinh trùng có thể truyền sang con bạn qua việc cho con bú nếu vú bị nứt hoặc chảy máu núm vú trong một hoặc hai tuần sau khi bạn bị nhiễm bệnh.
  • Bệnh lao đang hoạt động

3.2 Bệnh nào không an toàn khi cho con bú sữa mẹ?

Việc cho con bú sẽ không an toàn nếu bạn mắc bất kỳ bệnh nào sau đây:

  • Ung thư đang được điều trị bằng thuốc hóa trị. Những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tế bào và ADN của trẻ. Bạn có thể hút sữa và vắt bỏ sữa của mình để cố gắng duy trì nguồn sữa.
  • Nhiễm HIV: Không nên cho con bú sữa mẹ vì vi-rút HIV có thể truyền sang cho trẻ qua sữa mẹ. Các loại thuốc kháng vi rút được sử dụng để điều trị HIV cũng có thể truyền cho trẻ thông qua sữa mẹ.