Bí đỏ là loại thực phẩm phổ biến, xuất hiện trong bữa ăn của hàng vạn gia đình người Việt Nam. Quen thuộc là thế, nhưng việc các bà mẹ băn khoăn “sau sinh ăn bí đỏ được không?” cũng không phải là điều vô nghĩa. Đừng quên rằng, thực phẩm tốt với người bình thường không hẳn sẽ an toàn với các bà mẹ mới sinh và đứa con bé bỏng của họ. Vậy các bà mẹ đang cho con bú có nên ăn bí đỏ không? Hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu ngay nào!
- Sau sinh ăn dưa lưới được không? Cần lưu ý gì khi ăn?
Sau sinh ăn bí đỏ được không?
Theo quan niệm dân gian, việc ăn bí đỏ sau sinh là điều không nên. Lý do là bởi, trong Y học cổ truyền, bí đỏ thuộc nhóm thức ăn lạnh. Chính vì vậy, người ta cho rằng mẹ sau sinh ăn bí đỏ dễ bị bị lạnh bụng. Ngoài ra, cũng có một số quan niệm rằng mẹ ăn nhiều bí đỏ có thể khiến con bị vàng da.
Bạn đang xem: Sau sinh ăn bí đỏ được không? Da đẹp, dáng sinh, cớ sao lại tránh!
Tuy nhiên, trên thực tế, việc ăn bí đỏ sau sinh không hề gây hại. Thậm chí, loại trái này còn rất giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, các bà mẹ đang cho con bú hoàn toàn có thể yên tâm đưa bí đỏ vào thực đơn ăn uống của mình.
Mẹ sau sinh sẽ nhận được lợi ích gì khi ăn bí đỏ?
Mặc dù không có nhiều nghiên cứu cụ thể về lợi ích của bí đỏ, nhưng loại quả này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Giàu vitamin và khoáng chất
Trong 100gr bí đỏ được nấu chín có:
- 9mg photpho
- 430mg kali
- 23mg canxi
- 17mg magiê
- 0,5mg sắt
- 8mg vitamin C
- 22mcg folacin
- 1mg beta-caroten
Hàm lượng dinh dưỡng trong bí đỏ thường là 90% nước, 8% gluxit, 1% protein.
Giúp cải thiện tâm trạng
Bí đỏ chứa tryptophan, một loại axit amin giúp cải thiện tâm trạng, đồng thời chống lại căng thẳng. Khi tinh thần thoải mái, mẹ sẽ có thêm sức mạnh để chăm sóc bé yêu của mình suốt ngày dài.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Bí đỏ là một nguồn chất xơ tốt, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa lành mạnh. Với 90% là nước, bí ngô hỗ trợ nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Từ đó kích thích hoạt động tiêu hóa, làm giảm nguy cơ chướng bụng, đầy hơi và táo bón.
Lựa chọn tuyệt vời cho những bà mẹ muốn giảm cân
Bí đỏ rất giàu chất dinh dưỡng và không có cholesterol, natri và chất béo. Điều này giúp nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho những người muốn giảm cân. Hơn nữa, bí đỏ còn giúp hạn chế sự thèm ăn.
Giúp tăng cường khả năng miễn dịch
Bí đỏ cung cấp một lượng lớn beta carotene – một chất hữu cơ được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin A có thể giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng.
Vitamin C được tìm thấy trong bí ngô cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Là một chất chống oxy hóa, nó có khả năng chống lại các gốc tự do, do đó làm giảm viêm và tăng cường khả năng miễn dịch.
Tốt cho mắt
Bí ngô giàu beta carotene – chất này giúp cải thiện sức khỏe của mắt bằng cách giữ cho bề mặt của mắt ẩm. Beta-carotene cũng có tác dụng tăng cường thị lực ban đêm và ngoại vi. Các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng ăn một chế độ ăn giàu carotenoid, bao gồm beta carotene giúp ngăn ngừa một số bệnh về mắt. Theo đó, người ta nhận thấy, những người có lượng carotenoid trong máu cao có nguy cơ thoái hóa điểm vàng thấp hơn tới 35%.
Tốt cho da
Các chất chống oxy hóa được tìm thấy trong bí ngô như beta carotene, vitamin C, vitamin E rất quan trọng đối với sức khỏe làn da.
Đặc biệt, beta carotene có thể bảo vệ làn da của bạn khỏi tia cực tím có hại. Ăn thực phẩm giàu beta carotene có thể giúp làn da của bạn thêm tươi sáng và mịn màng.
Vitamin C và vitamin E cũng có đặc tính chống oxy hóa. Chúng thường được sử dụng như một thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Bí ngô có hàm lượng kali cao, tốt cho sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những người có lượng kali cao hơn dường như có huyết áp thấp hơn và giảm nguy cơ đột quỵ – 2 yếu tố nguy cơ của bệnh tim.
Những điều cần lưu ý khi ăn bí đỏ
Như vậy, mẹ đã biết được câu trả lời cho câu hỏi “sau sinh ăn bí đỏ được không?”. Trong phần này, Fitobimbi sẽ cùng mẹ tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi đưa loại trái này vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
- Không nên ăn quá nhiều bí đỏ: Hàm lượng chất xơ cao trong bí đỏ tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây đầy bụng. Vì vậy, mẹ chỉ nên ăn bí đỏ 2 bữa/tuần
- Không ăn bí đỏ quá già hay để lâu ngày: Khi để lâu ngày, hàm lượng đường trong bí đỏ sẽ tăng lên, đồng thời các chất trong trái sẽ bị biến đổi, lên men,… dễ gây ra độc tố có hại cho cơ thể
- Người bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn bí đỏ
Gợi ý một số món ngon từ bí đỏ cho mẹ sau sinh
Dưới đây là 5 món ngon, bổ dưỡng làm từ bí đỏ mà mẹ không nên bỏ qua.
Sữa bí đỏ hạt sen
Nguyên liệu
- 200gr bí đỏ
- 100gr hạt sen tươi
- 1 nắm lá dứa nhỏ
- 1 muỗng canh sữa đặc
- 2 muỗng canh đường phèn
Xem thêm : Chiều cao trung bình của người Trung Quốc là bao nhiêu?
Cách nấu
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, bỏ hạt và cắt thành các miếng nhỏ
- Hạt sen rửa sạch, ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút. Việc ngâm hạt sen trong nước ấm không chỉ giúp hạt sen nhanh mềm hơn khi nấu mà còn giúp loại bỏ chất đắng trong hạt
- Với lá dứa, mẹ nhặt bỏ các lá úa, sâu và rửa sạch lại với nước nhiều lần
- Cho bí đỏ, hạt sen vào nồi; thêm 500ml nước và nấu trong 15 – 20p cho đến khi các nguyên liệu mềm thì tắt bếp
- Cho bí đỏ và hạt sen vào máy xay, thêm 1 lít nước và xay nhuyễn. Nếu máy xay nhỏ, mẹ có thể chia nhỏ phần bí đỏ, hạt sen và xay nhiều lượt
- Khi đã xay nhuyễn tất cả bí đỏ và hạt sen, mẹ cần lọc hỗn hợp qua rây
- Cho phần hỗn hợp nước bí đỏ, hạt sen đã lọc vào nồi và nấu cùng đường phèn, sữa đặc, lá dứa (nấu trên lửa nhỏ). Khi đường tan hết thì mẹ có thể tắt bếp. Trong quá trình nấu sữa bí đỏ, mẹ cần khuấy thường xuyên để sữa không bị khét dưới đáy nồi
Cháo bí đỏ đậu xanh
Nguyên liệu
- 10gr gạo nếp
- 150gr đậu xanh không vỏ
- 400gr bí đỏ
- Muối, hạt nêm
Xem thêm : Chiều cao trung bình của người Trung Quốc là bao nhiêu?
Cách nấu
- Gạo, đậu xanh vo sạch; trộn chung và nấu nhừ
- Khi gạo và đậu xanh đã nhừ, mẹ cho bí đỏ cắt miếng nhỏ vào nấu
- Khi bí đỏ đã nhừ, mẹ hãy nêm lại gia vị cho vừa ăn
Bí đỏ hầm móng giò
Nguyên liệu
- 1 cái móng giò
- 500gr bí đỏ
- Hành lá, mùi tàu
- Gia vị
Xem thêm : Chiều cao trung bình của người Trung Quốc là bao nhiêu?
Cách nấu
- Móng giò chặt khúc vừa ăn, rửa sạch
- Hầm nhừ móng giò sau đó cho thêm bí đỏ cắt miếng vừa ăn. Nêm nếm gia vị và tiếp tục nấu cho đến khi bí đỏ mềm thì cho hành hoa, mùi tàu vào sau đó tắt bếp
Bí đỏ xào tỏi
Nguyên liệu
- 300gr bí đỏ
- Tỏi
- Hành hoa, mùi tàu
- Dầu ăn, gia vị
Xem thêm : Chiều cao trung bình của người Trung Quốc là bao nhiêu?
Cách nấu
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch và thái miếng mỏng
- Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn, xào thơm tỏi sau đó cho bí đỏ vào xào đều tay. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn
- Khi bí đỏ gần chín thì mẹ thêm hành lá và mùi tàu cắt nhỏ, đảo đều rồi tắt bếp
Súp bí đỏ
Nguyên liệu
- Bí đỏ
- Hành tây và tỏi
- Nước dùng (nước hầm xương hoặc nước hầm gà)
- Cooking cream
Xem thêm : Chiều cao trung bình của người Trung Quốc là bao nhiêu?
Cách nấu
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch và cắt thành miếng nhỏ
- Hành tây cắt múi cau
- Cho bí đỏ, hành tây, tỏi, nước dùng vào nồi; đun trong 15 phút cho đến khi bí đỏ mềm
- Sử dụng máy xay để xay mịn hỗn hợp trên
- Thêm cooking cream và nêm nếm gia vị cho vừa ăn
Hi vọng rằng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ dẹp bỏ nỗi băn khoăn về vấn đề “sau sinh ăn bí đỏ được không?”. Hãy cứ yên tâm và đưa bí đỏ vào chế độ ăn uống một cách hợp lý nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp